Thời sự Quốc tế

Nam y tá Mỹ nhiễm Covid-19 chỉ 8 ngày sau khi tiêm vắc xin của Pfizer

30/12/2020, 11:21

Có gì bất thường trong trường hợp này hay không? Chuyên gia y tế Mỹ cũng đã nêu ý kiến của mình.

img

Nam y tá Matthew W khoe với mọi người khi được tiêm vắc xin chống Covid-19.

Báo Daily Mail của Anh đưa tin, một y tá Mỹ có tên Matthew W của bệnh biện thuộc Cơ quan khẩn cấp y tế San Diego (San Diego ER) ở bang California đã có kết quả dương tính với Covid-19 chỉ tám ngày sau khi tiêm vắc-xin.

Trước đó, Matthew W, đã được tiêm vắc-xin chống Covid-19 của hãng Pfizer vào ngày 18 tháng 12, theo nội dung một bài đăng được anh này công bố trên Instagram.

Nhưng vào đêm Giáng sinh, Matthew W, người làm việc tại hai bệnh viện khác nhau ở San Diego, bắt đầu cảm thấy mệt mỏi sau khi kết thúc một ca làm việc trong đơn vị chống Covid-19.

Matthew W nói với kênh ABC 10 News rằng ban đầu, anh cảm thấy ớn lạnh trước khi bị đau cơ và mệt mỏi. Đến ngày 26/12, Matthew W đến bệnh viện xét nghiệm vi rút thì có kết quả dương tính.

img

Matthew W bắt đầu có giấu hiệu ốm vào đêm 24 tháng 12.

Về trường hợp này, theo các chuyên gia y tế, tuy đáng ngạc nhiên nhưng không phải là bất ngờ.

Tiến sĩ Christian Ramers, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Sức khỏe Gia đình ở San Diego, nói với đài ABC 10 News rằng: “Không có gì bất ngờ cả. Nếu bạn làm việc thông qua các con số, đây chính xác là điều chúng tôi mong đợi sẽ xảy ra nếu ai đó có kết quả dương tính”

Chuyên gia Ramers cho biết có thể Matthew W đã bị nhiễm bệnh trước khi được tiêm vắc xin. Và nếu Matthew nhiễm vi rút sau khi tiêm vắc-xin, thì điều đó vẫn phù hợp với những gì các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã lường trước.

Ông Ramers nói: “Chúng tôi biết từ các khi các thử nghiệm lâm sàng vắc xin được tiến hành. Theo đó, sẽ mất khoảng 10 đến 14 ngày để một người bắt đầu phát triển khả năng kháng thể sau khi tiêm vắc xin”.

Chuyên gia Ramers cũng nói rằng ông cũng đã được biết về những trường hợp khác mà nhân viên y tế bị nhiễm bệnh trong khoảng thời gian ngắn sau khi họ được tiêm vắc xin.

img

Matthew W là những người Mỹ đầu tiên được tiêm vắc xin chống Covid-19. Anh cùng các đồng nghiệp kêu gọi người dân hãy ở nhà để phòng dịch.

“Liều đầu tiên sẽ mang lại cho bạn khoảng 50% khả năng chống bệnh, và bạn cần liều thứ hai để đạt được tới 95%” – ông Ramers nhấn mạnh.

Trong khi đó, y tá Matthew W nói rằng anh ấy cũng đang cảm thấy tốt hơn kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện vào tuần trước.

Theo một báo cáo mới đây, mục tiêu tiêm chủng cho phần lớn dân số Mỹ của chính quyền Trump trong nửa đầu năm tới đã bị cản trở do chương trình chậm được triển khai, với tốc độ hiện tại có thể mất gần 10 năm để hoàn thành.

Các quan chức của “Chiến dịch Warp Speed” ​​đã hứa hẹn trong vài tháng qua rằng 20 triệu người Mỹ sẽ nhận được vắc xin Covid-19 vào cuối năm 2020 và 80% tổng dân số sẽ được tiêm vắc xin vào cuối tháng 6/2021.

Tuy nhiên, dữ liệu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố cho thấy các nỗ lực tiêm chủng đang tiến triển với tốc độ chậm hơn mức cần thiết, với chỉ 2,1 triệu người Mỹ được tiêm liều đầu tiên trong số 11,4 triệu người lẽ ra cần được cung cấp vắc xin vào đầu tháng này.

Với tốc độ này, có nghĩa là mỗi ngày cần có hơn 3 triệu người Mỹ cần được tiêm phòng để đáp ứng thời hạn cuối tháng 6/2021 của chính phủ, theo phân tích dữ liệu của NBC News công bố hôm thứ Ba.

Ngoài ra, nếu các nỗ lực tiêm chủng tiếp tục với tốc độ hiện tại, sẽ có thể mất gần một thập kỷ để tiêm chủng đầy đủ cho 80% trong số 330,7 triệu cư dân của đất nước, báo cáo của truyền thông Mỹ cho hay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.