Nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho thấy, không phải cách cha mẹ giao tiếp với con cái mới ảnh hưởng nhiều nhất tới sự phát triển não bộ của trẻ. Khi trẻ bị điểm kém, đó không thể hoàn toàn là lỗi của chúng, nhiều khả năng còn do cha mẹ ít tương tác với con mình.
Cha mẹ trò chuyện với con cái ảnh hưởng tới sự phát triển trí não trẻ
Vào ngày 14/2/2018, các nhà nghiên cứu của MIT đã xuất bản một bài báo trên Tạp chí Khoa học Tâm lý, lần đầu tiên chứng minh các cuộc trò chuyện trong gia đình có liên quan đến sự phát triển trí não của trẻ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ MIT, Harvard và Đại học Pennsylvania cũng đồng tổ chức nghiên cứu này.
Họ nghiên cứu hơn 30 trẻ em 4-6 tuổi ở khu vực Boston, Mỹ, quét hoạt động não khi trẻ được nghe kể chuyện và xem các đoạn video khi trẻ giao tiếp với cha mẹ ở nhà.
Nhờ một chương trình máy tính, họ đếm được số từ cha mẹ nói với trẻ, số từ trẻ nói và số lượng các cuộc trò chuyện tương tác giữa trẻ và cha mẹ.
Họ nhận ra một điều, những đứa trẻ nói chuyện nhiều hơn với cha mẹ sẽ đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra tiếp theo. Kết luận này không liên quan gì đến thu nhập hộ gia đình và trình độ học vấn của cha mẹ.
Các nhà nghiên cứu cho biết:
- Trẻ nói chuyện thường xuyên với cha mẹ, hoạt động ở các khu vực liên quan tới ngôn ngữ trong não bộ càng mạnh mẽ.
- Đối với bộ não trẻ, điều quan trọng nhất là sự tương tác, giao tiếp và số lượng các cuộc hội thoại với cha mẹ.
- Lắng nghe, tôn trọng các cuộc nói chuyện của trẻ hiệu quả hơn nhiều so với những trường luyện thi hay cơ sở giáo dục đắt tiền.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trò chuyện không chỉ thúc đẩy mối quan hệ cha mẹ - con cái mà còn thúc đẩy các kỹ năng xã hội của trẻ. Việc trò chuyện còn giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ, xã hội và khả năng suy luận.
Làm thế nào để đạt được hiệu quả khi trò chuyện với trẻ?
- Nói càng đơn giản càng tốt
Khi cha mẹ và con cái nói chuyện, để trẻ hiểu là ưu tiên hàng đầu.
- Thay phiên nói
Thay vì cha mẹ tự hỏi tự nói, họ cần dành thời gian lắng nghe, chờ đợi con mình trả lời. Dưới đây là một ví dụ:
Con: Cây lớn như thế nào hả mẹ?
Mẹ: (không trả lời ngay) Con nhớ lần trước chúng ta trồng giá đỗ không?
Con: Nhớ ạ.
Mẹ: Hạt đậu xanh sau khi nảy mầm sẽ mọc thành lá, con có thấy tất cả cây cối đều có lá không?
Con: Có ạ. Chẳng lẽ cây này cũng nảy mầm và lớn lên từ hạt đậu xanh à mẹ.
Mẹ: Không con. Đậu xanh là hạt giống nên nó có thể nảy mầm.
Con: Thế hạt dưa hấu có nảy mầm được không mẹ.
Mẹ: Được con. Mỗi loại cây có những loại hạt khác nhau.
Con: Con muốn biết cây to lớn kia nảy mầm từ hạt gì.
Mẹ. Vậy thì con nói cho mẹ biết cây đó tên là gì, sau đó mẹ mới trả lời được.
Nếu trò chuyện như thế này, trẻ sẽ học được cách suy nghĩ nhiều hơn. Sau nhiều lần trò chuyện với mẹ, vấn đề của trẻ sẽ được mở rộng và chúng biết được nhiều thứ hay ho hơn. Kiểu nói chuyện như vậy trẻ cực kỳ thích thú.
- Các yếu tố khác cũng rất quan trọng
Ngoài lời nói, việc giao tiếp còn được thể hiện ở ngôn ngữ cơ thể. Trẻ thường học hỏi nhiều hơn từ môi trường xã hội, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tương tác nhiều với bạn bè và những người khác.
- Tránh nói chuyện theo kiểu bạo lực
Khi nói tới giao tiếp và giao tiếp, nhiều phụ huynh có xu hướng nghĩ rằng họ đã làm tốt điều này
“Ngày nào tôi cũng dặn các con phải chăm chỉ học tập thì mới vào đại học được”.
"Tôi ở với con cả ngày, làm bài tập với nó, chuẩn bị cặp sách cho nó, đây không phải là giao tiếp sao?"
"Đứa trẻ nào cũng không nghe lời. Ngày nào tôi cũng phải quát mắng thì cháu mới chịu ngồi vào bàn học".
Trên thực tế, giao tiếp như vậy có xu hướng bạo lực, không hiệu quả, gây tổn thương cho trẻ.
Những kiểu giao tiếp bạo lực mà cha mẹ thường làm với con mình là phán xét đạo đức, hay so sánh, nói lời khó nghe, trốn tránh trách nhiệm, tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng bản chất là giống nhau. Đây đều là cách giao tiếp không coi trọng cảm xúc của đối phương.
Cha mẹ nên giao tiếp theo kiểu nhấn mạnh vào nhu cầu của con cái cần, chăm chú lắng nghe con nói, tập trung vào cảm xúc của con nhiều hơn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận