An ninh hình sự

Người dân có thể tố giác loại tội phạm nào qua ứng dụng VNeID?

24/01/2024, 11:00

Những hành vi phổ biến được người dân tố giác như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tín dụng đen...

Ngày 24/1, đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), thư ký Tổ công tác triển khai Đề án 06 cho biết, tài khoản định danh điện tử VNeID là ứng dụng hiện đại trong quản lý công dân trên nền tảng kỹ thuật số với rất nhiều chức năng.

Trong số đó, chỉ bằng một chạm trên điện thoại, người dân có thể gửi thông tin tố giác tội phạm đến cơ quan công an. Việc này đảm bảo bí mật, nhanh chóng, góp phần phòng chống hiệu quả các loại tội phạm, vi phạm pháp luật.

Theo đại tá Vũ Văn Tấn, từ tháng 7/2022, C06 cho phép công dân gửi tố giác tội phạm trực tiếp từ VNeID đến công an cấp xã. Đến nay, có 15.949 kiến nghị phản ánh được người dân gửi qua ứng dụng. Trong đó có 11.432 thông tin về an ninh trật tự được công an cấp xã kiểm tra xác minh.

Người dân có thể tố giác loại tội phạm nào qua ứng dụng VNeID?- Ảnh 1.

Người dân có thể tố giác tội phạm về tín dụng đen qua VNeID.

Những hành vi phổ biến được người dân tố giác như: Trộm cắp tài sản (1.895 tin); cố ý gây thương tích (1.817 tin); lừa đảo chiếm đoạt tài sản (766 tin chủ yếu lừa đảo trên không gian mạng); liên quan ma túy (534 tin); cướp giật tài sản (134 tin); cho vay nặng lãi (126 tin)...

Bộ Công an đánh giá việc tố giác tin báo tội phạm qua VNeID tạo thuận tiện cho người dân, các tổ chức; nâng cao hiệu quả giải quyết tin báo tố giác tội phạm, phát huy tối đa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

"Khi công dân gửi tin báo về tội phạm, những thông tin này nhanh chóng được chuyển trực tiếp đến phần mềm của công an cấp xã", đại tá Tấn nhấn mạnh.

Cùng với đó, người dân gửi phản ánh qua VNeID mà không phải đến cơ quan công an, góp phần phòng, chống tội phạm từ sớm, từ xa. Trường hợp họ đã đến cơ quan công an để trình báo và được tiếp nhận giải quyết, vẫn có thể tiếp tục gửi tố giác tội phạm qua ứng dụng.

Sau khi tiếp nhận, đơn vị công an sẽ nhanh chóng giải quyết, chủ động trong phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

Cũng theo C06, đến ngày 20/12/2023, Bộ Công an đã cấp số định danh cá nhân cho 100% công dân; trên 87 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip cho người có đủ điều kiện (hoàn thành trước ngày 31/7/2023).

Ngoài ra, Bộ Công an thu nhận trên 70,2 triệu hồ sơ định danh điện tử, vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao; kích hoạt gần 50 triệu tài khoản VNeID, tỷ lệ kích hoạt trên tổng số hồ sơ thu nhận đạt 69,25%.

Mục tiêu đề ra tại các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lộ trình Đề án 06 là đến năm 2025, Bộ Công an phải cấp 40 triệu tài khoản VNeID cho công dân; 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử, 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thương mại điện tử phục vụ tiện ích số của công dân trên VNeID.

Quy trình tố giác tội phạm, phản ánh tình hình an ninh trật tự qua VNeID gồm các bước sau:

Người dân có thể tố giác loại tội phạm nào qua ứng dụng VNeID?- Ảnh 2.

Người dân có thể tố giác loại tội phạm nào qua ứng dụng VNeID?- Ảnh 3.

Người dân có thể tố giác loại tội phạm nào qua ứng dụng VNeID?- Ảnh 4.

Người dân có thể tố giác loại tội phạm nào qua ứng dụng VNeID?- Ảnh 5.

Người dân có thể tố giác loại tội phạm nào qua ứng dụng VNeID?- Ảnh 6.

Người dân có thể tố giác loại tội phạm nào qua ứng dụng VNeID?- Ảnh 7.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.