Xã hội

Người dân xếp hàng cả giờ chờ vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám

11/02/2024, 14:52

Từ mùng 1-2 Tết, Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) luôn đông kín người xếp hàng vào cổng để tham quan, xin chữ, cầu tài lộc... đầu năm.

Người dân xếp hàng cả giờ chờ vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám- Ảnh 1.

Theo ghi nhận của PV vào chiều 10/2 và sáng 11/2 (tức chiều mùng 1 và sáng mùng 2 tết Giáp Thìn 2024), rất nhiều người đã đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) để cầu tài lộc, xin chữ, tham quan... Dòng người xếp hàng chờ mua vé, vào cổng luôn nối dài ra tận đường Quốc Tử Giám.

Người dân xếp hàng cả giờ chờ vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám- Ảnh 2.

Vé tham quan được bán với giá 70 nghìn đồng đối với người lớn và 35 nghìn đồng đối với học sinh, sinh viên từ 16 tuổi trở lên (có thẻ học sinh hoặc sinh viên); Người khuyết tật nặng; Người tuổi từ 60 trở lên. Trẻ em dưới 16 tuổi được miễn phí vé vào cổng.

Người dân xếp hàng cả giờ chờ vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám- Ảnh 3.

Từ chiều mùng 1 đến mùng 2 Tết, thường người dân phải xếp hàng chờ khoảng 30 phút ở khu vực mua vé và vào cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Người dân xếp hàng cả giờ chờ vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám- Ảnh 4.

Với hệ thống vé điện tử, khi đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách chỉ cần quét mã QR để đi qua cổng soát vé. Ngoài ra, với hệ thống vé điện tử, du khách cũng có thể đặt trước vé, dễ dàng tra cứu lịch sử mua vé, lịch sử sử dụng, tra cứu hóa đơn và lưu trữ vé dưới nhiều hình thức linh hoạt, tránh được trường hợp mất vé. Đặc biệt, hệ thống vé điện tử cho phép cả đoàn chỉ cần mua một vé, quét mã QR cho cả đoàn đi vào, thay vì mua cho mỗi người một vé.

Người dân xếp hàng cả giờ chờ vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám- Ảnh 5.

Dãy nhà ngang trước sân của Nhà Tiền đường là nơi gần 10 ông đồ cho chữ. Khi vào xin chữ, người dân phải xếp hàng, lấy số thứ tự rồi đi theo lối dích dắc để tránh chen lấn, rồi mua giấy để sang bàn ông đồ xin chữ. Giấy trục thường sẽ có giá 120 nghìn đồng, giấy trục biểu có giá 180 nghìn đồng.

Người dân xếp hàng cả giờ chờ vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám- Ảnh 6.

Ở đây, người viết thư pháp không chỉ cần nét chữ đẹp mà phải hiểu sâu sắc ý nghĩa của từng chữ mình viết ra cũng như tâm nguyện, tính cách của người xin chữ.

Người dân xếp hàng cả giờ chờ vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám- Ảnh 7.

Chị Hằng ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: "Mọi năm, chị và gia đình thường đến Văn Miếu để mong năm mới an khang, thịnh vượng. Năm nay, do con gái đang học lớp 12 nên chị xin chữ Đạt, còn con trai xin chữ Trí".

Người dân xếp hàng cả giờ chờ vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám- Ảnh 8.

"Năm nay em xin ông đồ chữ, mong cho con đường học hành sẽ thuận buồm xuôi gió và tất cả mọi thứ đến với gia đình em cũng đều thuận lợi", bạn Giang, sinh viên đang theo học ngành du lịch chia sẻ.

Người dân xếp hàng cả giờ chờ vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám- Ảnh 9.

Tại khuôn viên Văn Miếu, một số khu vực cũng bán sẵn chữ để người dân đến mua.

Người dân xếp hàng cả giờ chờ vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám- Ảnh 10.

Nhiều bạn trẻ chụp tấm ảnh tại Văn Miếu để lưu giữ lại kỉ niệm.

Người dân xếp hàng cả giờ chờ vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám- Ảnh 11.

Một số người cầu may mắn bằng cách sờ đầu rùa.

Người dân xếp hàng cả giờ chờ vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám- Ảnh 12.

Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, để đảm bảo cho du khách tới di tích đón xuân trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, giải quyết ùn tắc giao thông, đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ… tại Hồ Văn và toàn bộ khu vực Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong thời gian diễn ra Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.