Sherry là một bà mẹ có con học tại Đại học Harvard nổi tiếng. Con gái bà là 1 trong 4 người ở Trung Quốc được nhận vào Harvard. Sau khi tốt nghiệp, con gái bà tìm được một công việc yêu thích ở London.
Bà là thành viên cốt cán của nhóm phụ huynh có con cái học trong khối Ivy League suốt nhiều năm. Bà cũng dành thời gian nghiên cứu kinh nghiệm nuôi dạy con cái, cố gắng tìm ra điểm chung của những gia đình có con cái học trong những trường đại học hàng đầu nước Mỹ.
Chú trọng đến niềm yêu thích của con gái ngay từ nhỏ
Để tạo niềm say mê học tập cho con gái, Sherry đã đọc gần như toàn bộ sách nuôi dạy con có bán trên thị trường. Mặc dù không phải tất cả đều hữu ích nhưng bà nhận ra việc tạo niềm đam mê đọc sách cho một đứa trẻ rất quan trọng.
Sau khi con gái chào đời, TV trong nhà của bà không bao giờ bật. Con gái bà dưới sự dạy dỗ của mẹ đã tỏ ra là một người rất ham đọc sách. Cứ cuối tuần, bà sẽ dẫn con gái ra hiệu sách và điều này đã thực hiện trong suốt hơn 10 năm.
Bà không bao giờ ép con mình phải học bất cứ bộ môn nào, cũng không cho đi học thêm. Có một khoảng thời gian, bà cho con gái lên núi sống, để cô bé được hoà vào với thiên nhiên. Bà dành nhiều thời gian để khơi dậy niềm yêu thích và khả năng của con gái mình. Bà cho rằng, hãy biến niềm yêu thích nhỏ thành thứ lớn lao, đó cũng là một trong những lý do quan trọng giúp con gái bà được nhận vào trường Harvard.
Sự thật bên trong trường Đại học Harvard
Khi đến Harvard học, con gái bà chia sẻ rằng mỗi bạn trong lớp đều rất nổi bật và khác biệt so với những người khác. Đó đều là những sinh viên được dán nhãn “thần đồng máy tính”, “thiên tài âm nhạc”…
Để mọi người có thể nhớ về mình, những sinh viên trong trường Harvard phải có một đặc điểm nhận dạng. Nếu không phải thiên tài bẩm sinh, bạn cần có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nào đó, điều này cần phải đầu tư thời gian và công sức.
Hiểu được điều này, con gái bà nỗ lực học tập mỗi ngày. Tại Thế vận hội London, Đại hội thể thao châu Á và Giải quần vợt Mỹ Mở rộng, cô là người đại diện nhóm sinh viên hoạt động như một phóng viên chính thức để phỏng vấn các vận động viên đăng trên trang báo uy tín hàng đầu thế giới Reuters.
Với kỹ năng lãnh đạo của mình, con gái bà chịu trách nhiệm quản lý một nhóm phóng viên quốc tế, xuất bản một tờ báo với số lượng phát hành lên tới 5 – 6 nghìn bản.
Đằng sau vẻ rực rỡ là những nỗ lực gấp ngàn lần người bình thường
Trước đây, có một bài báo rất nổi tiếng phản bác lại quan điểm “nền giáo dục ở Mỹ quá dễ”. Trên thực tế, để đạt được GPA 4.0, học sinh chỉ được ngủ 4 tiếng mỗi ngày, uống 4 tách cà phê để thức đêm học.
Sherry nhận ra điều này chẳng sai, trong những năm cuối cấp 3, khi tất bật chuẩn bị xin học bổng Harvard, con gái bà cũng chỉ có thể ngủ 3 – 4 tiếng mỗi ngày, buổi tối thường uống cà phê và trà xanh luân phiên.
Lúc đó, con gái bà đùa rằng: “Nếu con đậu vào Harvard, sẽ không bao giờ quên 4 tách trà xanh, 4 tiếng, GPA 4.0”.
Bà cho biết, vào Harvad là ước mơ của con gái nhưng sau đó trở thành ước mơ của bà chứ không phải ngược lại.
Một khi gia đình quyết định rằng, đây là điều con cái thực sự muốn làm, bố mẹ phải "tàn nhẫn" vào thời điểm quan trọng.
Bà nhớ có lần, hôm sau con gái có kỳ thi quan trọng nhưng lại quá buồn ngủ. Bà bảo con gái đi ngủ một lúc rồi sẽ đánh thức dậy. Thế nhưng, dù có đánh thức thế nào đứa con gái cũng không dậy nổi nên bà đành lấy một cốc nước đổ lên đầu, sau đó lau khô rồi để con gái thay đồ học tiếp.
Nhiều lần ngẫm lại, bà nghĩ có phải mình đã quá khắt khe với con hay không nhưng con gái bà nói rằng “chỉ cần có mẹ ở bên cạnh là được”. Quả thật, trong nhiều trường hợp, không phải con cái không thể tiếp tục mà là bố mẹ đã bỏ cuộc trước.
Sau khi tốt nghiệp, con gái bà đã đến London đầu quân cho một công ty mình yêu thích. Con gái bà từng hỏi mẹ mình rằng “tại sao phải học giỏi, phải vào một trường tốt”. Bà đã trả lời rằng: “Vào học một trường tốt sẽ giúp con dễ dàng có thêm nhiều lựa chọn trong tương lai”.
Con gái bà cũng cho biết thêm, trong quá trình học tập vất vả, cô trải qua cảm giác hạnh phúc thực sự, đó là khi một người có thể vượt qua được những giới hạn của bản thân, cảm nhận được trái ngọt sau những năm tháng nỗ lực không ngừng nghỉ. Đặc biệt, cô đã không để bản thân mình trong những năm tháng tuổi trẻ không phải hối hận bất cứ điều gì.
Tình cảm của 2 mẹ con rất tốt.
Ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống chẳng phải là mưu cầu hạnh phúc đó sao. Điều này bắt nguồn từ việc tự nhận thức bản thân, không liên quan gì tới tiền bạc hay trình độ học vấn. Suy cho cùng, chỉ cần được làm những điều bản thân yêu thích, cảm nhận được sự hạnh phúc, thế là quá đủ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận