• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Thời sự Quốc tế

Nhà khoa học Nhật Bản dự báo về kỷ băng hà mới trên Trái Đất

29/07/2020, 08:28

Giáo sư Ikeda là tác giả của một nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của gió mùa đến khí hậu.

Băng giá ở Nam Cực - ảnh minh họa.

Báo Sputnik dẫn nhận định của giáo sư Masayuki Ikeda từ Đại học Tokyo, đại diện Khoa Nghiên cứu Hành tinh và Trái đất, cho rằng kỷ băng hà mới sẽ đến trên hành tinh chúng ta sau một trăm ngàn năm nữa.

Giáo sư Ikeda là tác giả của một nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của gió mùa đến khí hậu, và sự phát triển của khủng long vào mười triệu năm trước.

Ikeda và các đồng nghiệp của mình đã sử dụng lý thuyết của kỹ sư người Serbia Milutin Milankovic, liên kết sự thay đổi lượng ánh sáng Mặt trời và bức xạ trên Trái đất với sự thay đổi góc nghiêng trục Trái đất với mặt phẳng quỹ đạo của nó.

"Dựa trên lý thuyết của Milankovitch, kỷ băng hà mới sẽ đến sau 100 nghìn năm nữa, nhưng điều này phụ thuộc vào yếu tố phát thải carbon dioxide của con người", giáo sư Masayuki Ikeda nói.

Một nghiên cứu mới cho biết nồng độ CO2 giảm và làm mát khí hậu Trái đất, cùng với gió mùa mạnh dẫn đến sự gia tăng kích thước của khủng long.

Ngoài ra, do nguồn thực phẩm và nước nhiều lên, khoảng 212 triệu năm trước, khu vực phát triển của chúng trên hành tinh tăng lên.

Theo giáo sư Ikeda, hiện nay Trái đất đang ở đỉnh cao của một chu kỳ kéo dài mười triệu năm với khí hậu gió mùa cực kỳ dễ chịu và nồng độ carbon dioxide trong khí quyển thấp. Thời gian này có thể thuận lợi cho các sinh vật làm quen với sự mát mẻ và độ ẩm cao.

Tổng thống từng coi Covid-19 là "bệnh tâm thần" đã bị nhiễm virus

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.