Nguồn gốc
Ketupat là món ngon truyền thống của người Malaysia, nó có 2 loại là Ketupat nasi hình chữ nhật, được gói từ lá dừa và làm từ gạo tẻ nên nó hơi xốp, không dẻo. Loại còn lại là Ketupat pulut hình tam giác, được làm từ lá cọ và gạo nếp nên kết cấu bánh rất dẻo, thơm, đôi khi còn được cho thêm các loại nhân bằng nhiều loại đậu khác nhau để tạo ra nhiều màu sắc và sự đa dạng.
Hiện có 2 cách ăn cho loại bánh này là Ketupat Bachok (phiên bản chiên), Ketupat palas (phiên bản thường).
Thông thường Ketupat pulut được nhiều người ưa chuộng hơn, không chỉ người Malaysia mà người dân các nước khác ở Ai Cập, Brunei, Singapore… cũng rất ưa chuộng.
Không chỉ đơn thuần là một đặc sản làm no bụng, Ketupat còn mang rất nhiều ý nghĩa rất thiêng liêng đối với người dân Malaysia.
Ketupat tượng trưng cho lời xin lỗi và phước lành. Thành phần chính của Ketupat là lúa gạo và lá gói. Theo quan niệm của người Malaysia, lúa tượng trưng cho ham muốn của con người, trong khi chiếc lá tượng trưng cho lương tâm. Con người phải có khả năng kìm chế được ham muốn của bản thân bằng lương tâm của chính mình.
Quy trình thực hiện
Gạo tẻ hay nếp sau khi được rửa sạch, để ráo nước, lá dừa hoặc lá cọ được bện trước, sau đó cho gạo/nếp vào, đổ khoản ¾ và chừa không gian để cho gạo/nếp nở ra khi chín. Để đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận khách hàng khác, ngày nay Ketupat còn cho thêm nhiều nguyên liệu khác vào kèm. Kepupat nguyên gốc thường không bỏ thêm bất kỳ thứ gì cả.
Sau khi gói xong, Ketupat sẽ được nấu trong khoàng 4 tiếng đồng hồ, nước trong nồi được cho thêm liên tục để đảm bảo bánh được ngâm trong nước hoàn toàn. Một số người nấu sẽ rút ngắn quá trình đun sôi bằng cách ngâm gạo/nếp trong nước muối khoảng 20 phút.
Nếu nấu chín đúng cách thì Ketupat giữ được ít nhất trong 2 ngày ở nơi mát mẻ hoặc lâu hơn trong tủ lạnh. Một số người chọn cách hấp trước khi cắt ra, hoặc chiên sau khi cắt. Tùy theo sỏ thích từng người mà Ketupat có thể ăn cùng với nhiều món ăn kèm khác nhau.
Nhiều người Malaysia xem Ketupat như một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của họ. Họ thường ăn kèm với các món khác nhau như cà ri, xiên thịt nướng, đôi khi còn coi Ketupat như cơm.
Ketupat rất dễ ăn lại no bụng nhanh nên không chỉ người bản địa mà người nước cũng rất ưa chuộng. Nếu có dịp đến Malaysia, du khách có thể thấy người ăn Ketupat vào sáng trưa chiều tối. Món ăn này có giá thành rẻ và toàn là những nguyên liệu quen thuộc nên ai cũng đều vô tư ăn no.
Những người bán Ketupat
Ketupat có thể dễ dàng tìm mua ở mọi ngóc ngách Malaysia. Không chỉ là món ăn thường ngày mà nó còn là món ăn không thể thiếu trong các mùa lễ lớn.
Salmiah, một người làm Ketupat với 20 năm kinh nghiệm nói rằng: “Vào dịp lễ như Aidilfitri có hơn 5000 cái được đặt hàng, trong khi lễ Aidiladha thì là 3000 cái. Mới hôm qua, một cặp vợ chồng đã đặt hàng cho con cái họ đang sống vương quốc Anh, New Zeanland, Ai Cập”, người phụ nữ 43 tuổi chia sẻ với trang Bernama.
Mặc dù Ketupat được đặt với số lượng lớn nhưng những người mua hàng của cô Salmiad nói rằng Ketupat ở đây luôn mềm và ngon hơn so với người khác.
Điều này là do Ketupat của cô có kích thước to hơn, không dễ bị ôi thiu và có thể lưu trữ trong ngăn đá. Bên cạnh đó, giá thành cũng rẻ hơn so với thị trường. Trong khi cô bán 1.3 USD thì người khác bán 1.6 USD.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận