Đời sống

Nhịp sống ở làng chài trăm năm tuổi chưa kết nối đường bộ

12/06/2024, 19:21

Mặc dù nằm trên đất liền nhưng do địa hình đồi núi nên thôn Khải Lương (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) không có đường bộ để vào. Mỗi ngày, chỉ có một chuyến thuyền từ đất liền ra. Người dân vẫn vượt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Nhịp sống ở làng chài trăm năm tuổi chưa kết nối đường bộ- Ảnh 1.

Cách đất liền khoảng 20 hải lý, nhìn từ xa, thôn Khải Lương như con tàu khách nổi trên sóng nước. Sau lưng là đồi núi, trước mặt là biển khơi. Cơ sở hạ tầng trên làng chài này khang trang không kém gì nhiều thôn xóm trong đất liền.

Nhịp sống ở làng chài trăm năm tuổi chưa kết nối đường bộ- Ảnh 2.

Thôn Khải Lương có 320 hộ dân, với khoảng 1.300 nhân khẩu. Hộ nghèo chỉ còn 3,75%. Cuộc sống của người dân làng chài này bắt đầu từ sáng sớm tại bến thuyền của làng. Từ 5h hàng ngày, hoạt động đợt thuyền cá cập bến để thu mua hải sản đánh bắt, nuôi trồng với sự có mặt nhiều phụ nữ trong làng.

Nhịp sống ở làng chài trăm năm tuổi chưa kết nối đường bộ- Ảnh 3.

Mỗi khi có thuyền cập bến, hải sản lập tức được đưa lên bờ nơi người mua đã đợi sẵn. Cảnh tranh mua, tranh bán eo sèo cả bến thuyền.

Nhịp sống ở làng chài trăm năm tuổi chưa kết nối đường bộ- Ảnh 4.

Hải sản ở đây có được do đàn ông trong làng đánh bắt bằng thuyền nhỏ. Họ đi biển từ cuối chiều hôm trước, đến sáng hôm sau sẽ về. Sản phẩm đánh bắt sẽ được các tiểu thương thu gom để đưa vào đất liền tiêu thụ.

Nhịp sống ở làng chài trăm năm tuổi chưa kết nối đường bộ- Ảnh 5.

Chị Lê Thị Hoa (37 tuổi) sinh ra và lớn lên trên làng chài Khải Lương. Cuộc sống của chị gắn liền với quán cơm mở trước cổng nhà hơn chục năm nay. Từ sáng sớm, chị đã chuẩn bị nhiều suất cơm phục vụ dân làng và làm ấm bụng những người đi biển mỗi ngày.

Nhịp sống ở làng chài trăm năm tuổi chưa kết nối đường bộ- Ảnh 6.

Rau củ quả phục vụ đời sống trên đảo được đưa theo thuyền từ đất liền ra. Những ngày biển động, sóng to, gió lớn thuyền không ra, rau quả trên đảo trở thành thứ xa xỉ của bà con.

Nhịp sống ở làng chài trăm năm tuổi chưa kết nối đường bộ- Ảnh 7.

Khan hiếm diện tích đất trồng và nguồn nước tưới nên việc trồng rau trên làng chài Khải Lương gần như bất khả thi. Vì vậy, một số người trong làng đã chủ động thu gom, bảo quản để có rau củ phục vụ hàng ngày cho người dân.

Nhịp sống ở làng chài trăm năm tuổi chưa kết nối đường bộ- Ảnh 8.

Do không có cửa hàng xăng dầu, xe máy ở thôn Khải Lương rất ít. Xe đạp điện là phương tiện giao thông chủ yếu của bà con. Cả thôn có khoảng vài trăm xe đạp điện

Nhịp sống ở làng chài trăm năm tuổi chưa kết nối đường bộ- Ảnh 9.

Cuối chiều, đàn ông làng chài sau một ngày đánh bắt, nuôi trồng hải sản vất vả vẫn duy trì hoạt động thể dục thể thao. Trong xóm có 3 - 4 đội bóng chuyền luân phiên nhau chơi đến lúc tối mịt.

Nhịp sống ở làng chài trăm năm tuổi chưa kết nối đường bộ- Ảnh 10.

Trong thôn có khoảng 120 học sinh cấp học (mầm non, tiểu học). Học sinh sau khi học xong tiểu học, lên cấp 2 phải vào đất liền ở trọ, ở nhà người quen để tiếp tục tìm cái chữ.

Nhịp sống ở làng chài trăm năm tuổi chưa kết nối đường bộ- Ảnh 11.

Anh Ngô Văn Sang (35 tuổi) sinh ra và lớn lên ở đảo. Công việc chính của anh là nuôi hải sản lồng bè. Với anh, hàng ngày sau một ngày lao động vất vả, được ra bén thuyền đầu làng chứng kiến nhịp sống của quê hương đang từng ngày đổi thay là niềm vui giản dị của mình.

Nhịp sống ở làng chài trăm năm tuổi chưa kết nối đường bộ- Ảnh 12.

Nhiều năm trước, nước ngọt ở Khải Lương rất khan hiếm. Ngoài khó khăn về đường bộ vào làng thì nước sinh hoạt chính là khó khăn tiếp theo của khu dân cư này. Nhưng hiện tại, bài toán về nước sinh hoạt đã được giải quyết. Hàng chục giếng khoan đã được xây dựng, với hệ thống ống dẫn phủ kín đưa nước tới từng hộ gia đình và một số khu vực công cộng.

Nhịp sống ở làng chài trăm năm tuổi chưa kết nối đường bộ- Ảnh 13.

Khải Lương có bảy giếng đào. Đây là người nước nuôi sống bà con cả trăm năm nay. Hiện, hệ thống giếng khoan trong thôn đã được xây dựng. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thích sử dụng nước giếng khơi. Những chiếc giếng lâu đời đã được bà con xây dựng khang trang và giữ gìn vệ sinh cẩn thận.

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.