Hồ tử thần, Italia
Hồ tử thần nằm trên đảo Sicily. Trong hồ về cơ bản hoàn toàn không phải nước mà là axit sunfuric đậm đặc, có thể phá hủy bất kỳ vật liệu hữu cơ nào rơi vào nó chỉ trong vài phút.
Sông Rio Tinto, Tây Ban Nha
Với màu nước đỏ như máu, sông Rio Tinto bắt nguồn từ tỉnh Huelva của Tây Ban Nha và chảy qua Andalusia. Do nồng độ kim loại cao đến từ các mỏ đồng, bạc và vàng, dòng nước này được biết đến là một trong những nơi có tính axit nhất trên Trái đất. Nước có độ pH dao động trong khoảng 1,7-2,5 và đe dọa đến bất kỳ sinh vật sống nào. Những vị khách duy nhất của "dòng sông sao Hỏa" này là những nhà khoa học yêu thích tìm hiểu về vi khuẩn.
Sông Dương Tử, Trung Quốc
Con sông dài thứ 3 trên thế giới, chỉ đứng sau Amazon và sông Nile nhưng lại vượt xa chúng ở một lĩnh vực không mấy tích cực khác. Do tình hình thực tế, 17 ngàn khu định cư nằm trên bờ sông Dương Tử hầu hết không có hệ thống lọc, tất cả chất thải đều được thải thẳng vào sông. Thêm vào độ ô nhiễm đó là nhiều nhà máy hóa chất, các tổ hợp thép và hóa dầu cũng như vận chuyển hàng hóa thường xuyên khiến cho khối lượng nước bị ô nhiễm trong tuyến đường thủy này của Trung Quốc đạt 34 tỷ tấn và vẫn đang tiếp tục tăng.
Hồ Karachay, Nga
Nếu bạn đứng trên bờ hồ Karachay ở Urals chỉ 1 tiếng là đủ để gặp một cái chết đau đớn từ bức xạ gấp 600 lần chụp x quang. Tất cả bắt nguồn từ một sự cố của nhà máy vật liệu phân hạch "Mayak" vào năm 1957. Mặc dù mỗi năm, công ty vệ sinh nhận được vài triệu rúp để loại bỏ hậu quả của thảm họa nhưng dòng nước ngầm vẫn tiếp tục lan truyền bức xạ chết người.
Sông Amazon, Nam Mỹ
Con sông này được coi là nguy hiểm nhất trên thế giới mặc dù nó cũng thuộc top kỳ quan thiên nhiên thế giới. Con sông rất dũng mãnh, mỗi giây đổ ra Đại Tây Dương khoảng 220 nghìn mét khối nước và được trao tặng danh hiệu "Biển sông". Trong sông chứa đầy các sinh vật nguy hiểm như cá piranha phàm ăn, Cayman đen tàn nhẫn, Anaconda khổng lồ, Arkaima săn mồi khổng lồ và vô số ký sinh trùng nhỏ nhưng không kém khủng khiếp. Lưu vực sông Amazon có nhiều đầm lầy bất khả xâm phạm và vũng lầy chết người khi chúng tràn ra tạo thành những đợt sóng thủy triều cao, phá hủy các cánh đồng và làng mạc.
Hồ Sôi, Cộng hòa Dominican
Hồ nằm gần thung lũng tuyệt vọng trong Công viên quốc gia Dominican Morne Trois Pitons. Nếu bạn vô tình ngâm mình ở đây vào mùa khô, bạn có thể dễ dàng bị "luộc sống". Nhiệt độ của nước ở trung tâm hồ sôi, được bao phủ trong lớp hơi nước dày, đạt tới 92°C và chỉ thích hợp để pha trà. Hồ nước này là nguyên nhân của rất nhiều vụ tai nạn, ngay cả trong mùa mưa, khi hồ tương đối mát mẻ, việc bơi lội vẫn bị nghiêm cấm.
Sông Hằng, Ấn Độ
Sử thi Ấn Độ "Ramayana" kể, vùng nước của dòng sông thiêng Ganges với sức mạnh mang lại sự sống cho người chết và thoát khỏi bệnh tật. Thật không may, thực tế khác xa với những huyền thoại. Dòng sông nổi tiếng này của Ấn Độ được đưa vào danh sách các vùng nước bị ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới. Chất thải của nhiều nhà máy và các thành phố đông đúc đã khiến số lượng vi khuẩn enterobacteria trong đó cao gấp 120 lần so với bình thường, dẫn đến các bệnh truyền nhiễm và gây ra cái chết cho hàng ngàn người mỗi năm. Ngoài ra, nghi thức thủy táng ở Varanasi cũng góp phần cản trở việc làm sạch dòng sông thiêng này.
Hồ Onondaga, Mỹ
Vào thế kỷ XIX, hồ Onondaga là một địa điểm nghỉ dưỡng khá phổ biến. Một thế kỷ sau, do tác động của quá trình hiện đại hóa, hồ Onondaga đã nằm trên bờ vực của thảm họa sinh thái. Bị bão hòa do chất thải công nghiệp nitrat, phốt phát, thủy ngân và vi khuẩn gây bệnh... hồ bị chính phủ đưa ra sắc lệnh cấm bơi lội và câu cá từ năm 1940. Sau lệnh cấm, người ta đã lắp đặt các cơ sở xử lý nước sạch, tình hình hồ đang dần được cải thiện, nhưng để làm sạch nước phải cần một thời gian rất dài.
Sông Citarum, Indonesia
Với xuất hiện của các nhà máy cùng dân cư đông đúc dọc theo dòng Citarum, con sông từng một thời đẹp đẽ hiện đã trở thành một trong những dòng sông ô nhiễm nhất trong tự nhiên. Nằm trên đảo Java, bị bao vây bởi hơn 500 nhà máy với nước bẩn, nhiễm vi khuẩn và bị ngợp dưới một lớp dày chất thải gia đình cũng như chất thải công nghiệp đã khiến ô nhiễm tại Citarum đạt đến điểm cực hạn trong rất nhiều năm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận