Giáo dục

Những đứa trẻ bất hiếu khi lớn lên có chung 4 đặc điểm này khi còn nhỏ

01/10/2020, 01:00

Trong quá trình hình thành và phát triển tính cách của con người, chữ hiếu luôn được đặt lên hàng đầu. Đây là đức tính cực kỳ quan trọng mà cha mẹ cần phải giáo dục trẻ ngay từ nhỏ.

Là cha mẹ, ai cũng mong con cái mình sống phải biết ơn, hiếu thảo, nhân hậu, chẳng ai muốn chúng trở thành một người sống ích kỷ.

Mỗi hành vi của một đứa trẻ đều nói lên được tính cách, và cơ bản sẽ dễ dàng thấy được phần nào tương lai của chúng.

Nếu ngay từ nhỏ, trẻ đã có những tính cách xấu, khi không được kịp thời uốn nắn và sửa chữa, sẽ ảnh hưởng đến tâm tính của chúng sau này. Đặc biệt là gieo mầm cho việc hình thành sự bất hiếu sau này.

Sau đây là 4 đặc điểm ở trẻ dễ khiến chúng trở thành một người bất hiếu:

1. Tự cho mình là trung tâm vũ trụ

Biểu hiện của những đứa trẻ này chẳng hạn như khi thấy món ăn mình yêu thích trên bàn, chúng sẽ giành lấy món đó ăn một mình, tạo nên một mớ hỗn độn trên bàn.

Thông thường chúng sẽ không quan tâm đến cảm xúc của người khác, gây ồn ào, lộn xộn nơi công cộng, chạy lung tung, la hét ầm ĩ. Dù là cha mẹ hay người khác có thuyết phục như thế nào đi chăng nữa, chúng vẫn không nghe lời.

img

Trong ý thức của kiểu trẻ này, chúng chỉ tập trung vào những thứ bản thân muốn, không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Nếu cha mẹ không kỷ luật, đợi đến khi nó hình thành thói quen và tính cách thì đã quá muộn.

Có một câu chuyện kể rằng, người cha bị bệnh hiểm nghèo, trước khi qua đời, con trai ông từ thành phố trở về quê gặp cha lần cuối.

Khi thấy con trai, tình trạng sức khoẻ của ông có chút cải thiện. Thế nhưng, thật bất ngờ khi con trai ông lại nói một lời rất vô tình.

“Ông sắp chết chưa? Tôi nghỉ phép được có 7 ngày thôi đó. Giờ tôi biết tính ma chay như thế nào đây, rồi phải nói với ông chủ nữa”.

Khi nghe những câu nói này, người ta sốc nặng, tuyệt vọng rồi tự tử ngay ngày hôm sau.

Điều mà cha mẹ cần giáo dục con cái đó là không biến chúng thành một cỗ máy, là con người, mỗi đứa trẻ cần có trái tim, sống tình cảm và biết nghĩ cho người khác.

2. Phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ

Khi mẹ còn sống, Tiểu Vũ chẳng biết làm việc gì cả, bất kể chuyện gì dù lớn hay bé người mẹ cũng chẳng để con trai mình đụng tay vào.

img

Những ngày sau khi mẹ mất, Tiểu Vũ trở thành “một con rắn không đầu”, anh hoàn toàn không biết làm gì cả, thậm chí chính kiến riêng cũng chẳng có. Sự phụ thuộc quá nhiều vào mẹ khiến anh mất đi khả năng tự lập.

Bề ngoài Tiểu Vũ là một người đàn ông ngoài 30 tuổi, nhưng trong thâm tâm anh vẫn là một đứa trẻ cần được mẹ chăm sóc như lúc nhỏ.

Phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ sẽ khiến một đứa trẻ không tự lập, sống ích kỷ, vô ơn, mặc định những gì cha mẹ làm như một điều hiển nhiên.

3. Không có tinh thần trách nhiệm

Chữ hiếu không thể tách rời cùng 2 chữ “trách nhiệm”. Không ai có thể đảm bảo rằng khi về già mà không cần sự giúp đỡ của con cháu.

Thông thường, một người con có hiếu sẽ sống rất có trách nhiệm với cha mẹ, họ sẽ không bao giờ viện cớ khi cha mẹ ốm đau cần có người bên cạnh chăm sóc.

Một bà cụ 80 tuổi viết thư tuyệt mệnh cho 4 người con trai của mình rằng: “Mẹ cảm thấy hối tiếc khi sinh ra các con”.

img

Bà cụ nuôi vất vả 4 người con từ lúc lọt lòng cho đến khi tất cả đều lập gia đình. Thế nhưng, chẳng người con nào bằng lòng chăm sóc khi bà phải nằm liệt giường sau một cơn đột quỵ.

Cuối cùng, 2 người con trong số đó thảo luận sẽ thuê cho mẹ mình một căn hộ cùng người chăm sóc. 4 người con sẽ cùng góp tiền trả mọi chi phí cho mẹ, nhưng hiếm ai đến thăm nom và tận tay chăm sóc bà.

Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi về già, không nên vứt bỏ họ như một gánh nặng. Nếu một người nói ra những lời sau, chắc chắn họ là một người sống không có trách nhiệm.

"Chuyện này liên quan gì đến tôi?"

"Tại sao tôi phải làm điều đó? Tại sao?"

"Đó không phải lỗi của tôi"

Khi nói những điều này, cha mẹ nên cảnh giác, đó có thể là biểu hiện của một người thiếu trách nhiệm.

4. Không hiểu lòng biết ơn

Truyền thông Trung Quốc từng đưa tin, một chàng trai đi du học 5 năm nhưng toàn nhờ vào số tiền lương ít ỏi của mẹ già ở quê nhà. Tuy nhiên, sự hy sinh của người mẹ không được trân trọng.

img

Vì không có khả năng tiếp tục chi trả chi phí du học cho con trai, ngày chàng trai này về nước, lúc ở sân bay 2 người đã cãi nhau, cậu đã đâm mẹ mình 9 nhát.

Lúc đó, sự việc gây chấn động tại Trung Quốc, hàng loạt tờ báo đăng tin trong thời gian dài.

Giáo sư Trung Quốc Lý Mỹ Cát từng nói: “Nếu con bạn 3 tuổi, bạn không đáp ứng được nhu cầu của nó, chúng sẽ lăn lộn khắp sàn nhà.

Nếu cha mẹ không uốn nắn từ lúc này, tương lai của nó sẽ là đứa trẻ 15 tuổi có thể tự gây hại cho chính mình, tự tử, gây gổ với người khác. Khi chúng 20 tuổi, nếu cha mẹ làm phật ý, chúng có để tấn công cha mẹ mình”.

Đứa trẻ hoàn toàn phớt lờ sự đóng góp của cha mẹ, coi mọi thứ là đương nhiên, chỉ nhớ rằng, nếu cha mẹ không làm hài lòng thì chúng sẽ rất bực bội.

Các nhà tâm lý học đã đưa ra kết luận: "Biết ơn là một thói quen tâm lý được hình thành trong một thời gian dài và là tính cách cần được nuôi dưỡng từ nhỏ. Tính cách này phụ thuộc vào rất lớn vào cách giáo dục của cha mẹ”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.