Giống côn trùng khổng lồ ở đảo Lord Howe
Một trong những hòn đảo kỳ lạ nhất bị động vật chiếm giữ là đảo Lord Howe, đây là một phần của một quần đảo gồm 28 hòn đảo rải rác được gọi là Nhóm Đảo Lord Howe, và từ lâu nó đã trở thành một thế giới không có người ở cho đến năm 1788. Sau khi người châu Âu phát hiện ra, đảo Lord Howe trở thành một khu vực săn bắt cá voi lớn và cảng cung cấp vào đầu những năm 1800, sau đó là một khu định cư đầy đủ bắt đầu từ năm 1834. Ở đây có rất nhiều hệ sinh thái và động vật độc đáo vô cùng đa dạng đã phát triển trong sự vắng mặt hoàn toàn của con người.
Sự ra đời của chuột trên hòn đảo gây thiệt hại rất nhiều cho hệ sinh thái ở nơi đây. Chúng đã ăn bất cứ thứ gì có thể, bao gồm chim, trứng, côn trùng, thằn lằn và chuột cũng phải chịu trách nhiệm cho sự tuyệt chủng của những cư dân bí ẩn nhất hòn đảo là loài côn trùng Lord Howe khổng lồ.
Đây thực sự là một loài côn trùng khổng lồ, với những con trưởng thành dài tới 15 cm và nặng khoảng 25 gram khiến chúng trở thành loài côn trùng không bay lớn nhất và nặng nhất trên thế giới. Chúng là những sinh vật có vẻ ngoài ấn tượng, với đôi chân dài, thân rất cứng, không cánh và hình dạng thuôn dài. Mặc dù có vẻ ngoài ghê gớm, chúng thực sự khá vô hại. Những con chuột đã không ngừng săn lùng loài côn trùng này và ăn thịt chúng cho đến đầu thế kỷ 20, côn trùng Lord Howe gần như bị tuyệt chủng vào năm 1920.
Sau đó, vào năm 2001, một nhóm gồm hai nhà khoa học người Úc tên là David Priddel và Nicholas Carlile, cùng với các trợ lý của họ đã tìm thấy một cây tràm đơn độc và các nhà khoa học đã bắt được 24 con côn trùng Lord Howe, họ đã mang về nghiên cứu, nhân giống và cứu vớt chúng ra khỏi thảm họa tuyệt chủng. Đến năm 2012, đã có hơn 1.000 con côn trùng Lord Howe trưởng thành và khoảng 20.000 trứng, nhiều trong số đó đã được gửi đến các sở thú trên khắp thế giới, bao gồm Sở thú Bristol ở Châu Âu, Sở thú San Diego ở Hoa Kỳ và Sở thú Toronto ở Canada.
Đảo lợn
Một hòn đảo khác với những cư dân có lẽ dễ thương hơn nhưng cũng không kém phần bí ẩn. Đó là những chú lợn ở đảo Exuma, ở Bahamas. Ở đây, trên mảnh đất không có người ở này, hàng trăm con lợn hoang đang nằm dài trên bãi biển, và bơi lội trong làn nước trong vắt. Không ai biết làm thế nào những con lợn này có thể đến đây, nhiều phán đoán cho rằng chúng có nguồn gốc từ một con tàu bị đắm. Ngày nay, hòn đảo lợn đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch với những con lợn biết bơi, bạo dạn và không hề sợ con người.
Đảo rùa lớn
Một thiên đường đảo khác với những người dân kỳ lạ của riêng mình là đảo san hô Aldabra, ở Seychelles, bao gồm 4 hòn đảo san hô nhỏ không có người ở và một đầm phá. Ở đây người ta có thể tìm thấy quần thể rùa khổng lồ lớn nhất thế giới, với khoảng 150.000 con rùa khổng lồ hiền lành lang thang trên các bãi biển và thảm thực vật. Một lần nữa, không rõ tại sao nơi đây tập trung nhiều loài động vật như vậy, nhưng sự hiện diện của chúng đã khiến hòn đảo trở thành di sản thế giới của UNESCO và nó hầu như không có du khách ngoại trừ một số lượng nhỏ các nhà khoa học và nhà tự nhiên học. Những người muốn đến thăm phải trải qua một quá trình kiểm tra của Tổ chức Quần đảo Seychelles và trả một khoản phí cao, được sử dụng để bảo tồn rùa.
Đảo thỏ
Đảo Ōkunoshima, còn được gọi là Đảo Thỏ nằm ngay ngoài khơi bờ biển Hiroshima. Ở đây, thỏ là vua, với khoảng 1000 sinh vật sống trên một hòn đảo không có động vật săn mồi tự nhiên và không bị con người làm phiền. Hòn đảo rất đẹp với những con thỏ thân thiện, sự hiện diện của chúng trên đảo từ lâu đã là một bí ẩn, vì chúng không phải là sinh vật bản địa. Nhiều ý kiến cho rằng chúng là những động vật thử nghiệm đã bị bỏ rơi với việc đóng cửa một cơ sở vũ khí hóa học của Nhật Bản từ Thế chiến II. Một ý kiến khác cho rằng một vài con thỏ đã được các học sinh thả ra đảo vào năm 1971, sau đó chúng đã sinh sôi không bị kiểm soát và không bị nguy hại bởi bất kỳ động vật săn mồi tự nhiên nào.
Đảo tinh tinh
Tại quốc gia châu Phi Liberia có một hòn đảo trong nhiều năm là cơ sở nghiên cứu do Trung tâm máu New York (NYBC) điều hành để tìm ra vắc-xin cho bệnh Viêm gan. Cơ sở có tên Vilab II, được thành lập vào năm 1972 và là nơi sinh sống của khoảng 100 con tinh tinh được sử dụng để thử nghiệm. Công việc được thực hiện tại phòng thí nghiệm trên đảo này được coi là công cụ giúp phát triển vắc-xin Viêm gan B, cũng như sự hoàn hảo của các phương pháp khử trùng.
Sau đó vào năm 2005, cơ sở này đã bị đóng cửa và NYBC hứa sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc liên tục cho 66 con tinh tinh còn lại trên đảo bằng cách biến nó thành một khu bảo tồn tinh tinh. Tuy nhiên, khoản tài trợ không kéo dài và vào tháng 3 năm 2017, những con tinh tinh chỉ đơn giản là bị bỏ rơi để tự bảo vệ mình. Đây là một giải pháp tàn khốc đối với tinh tinh, vì chúng bị mắc kẹt trên một hòn đảo đầm lầy nhỏ không có nguồn cung cấp nước ngọt, không có thức ăn và rất ít cơ hội trốn thoát vì tinh tinh bơi không tốt lắm. Chúng thực sự đã bị bỏ rơi đến chết, và mặc dù thực tế là những con tinh tinh đã bị triệt sản, chúng vẫn phần nào xoay sở để tiếp tục sinh sản.
Khi hoàn cảnh của những con tinh tinh này được công chúng chú ý, các tổ chức bảo tồn như Hội Nhân đạo, Viện Jane Goodall cũng như các nhà tài trợ tư nhân đã đến để cung cấp thực phẩm và chăm sóc chúng. Đảo tinh tinh đã thu được nhiều tiền hơn thông qua các chiến dịch trực tuyến, nhưng điều này chưa được chứng minh là đủ và tinh tinh phải đối mặt với một tương lai ảm đạm. Và trong những ngày gần đây, những con vật trở nên gầy gò, hốc hác. Bất cứ khi nào người chăm sóc đến để cho chúng ăn, các con vật háo hức tiến về phía trước để điên cuồng tranh giành mọi thứ, nếu không có một dòng tiền ổn định để giúp hòn đảo tinh tinh này, chúng chắc chắn sẽ phải chết.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận