1. Đánh lạc hướng trẻ bằng một câu hỏi về màu sắc quần áo của chúng
Đừng nói không có gì khủng khiếp xảy ra hay yêu cầu trẻ ngừng khóc. Nếu trẻ đang tức giận, khóc lớn thì hãy đánh lạc hướng chúng bằng cách hỏi quần áo hay màu sắc của đôi giày. Vấn đề là chúng không nghĩ về những thứ đang mặc và bắt đầu tập trung vào nó. Thế là xong, những giọt nước mắt sẽ biến mất ngay.
2. Đừng nói với trẻ còn bao nhiêu thời gian
Khi bạn cho trẻ chơi thêm 5, 10 phút nữa hoặc bất kỳ điều gì chúng đang làm, chúng không thể đếm phút và không hiểu thời gian trôi qua nhanh như thế nào. Thay vì nói "cho con thêm 5 phút", thì bạn có thể nói là "cho con chơi thêm 5 lần nữa", "cho con xem thêm 5 video nữa"...
3. Lau mặt trước sau đó mới tới trẻ
Nếu trẻ không muốn tự lau mặt thì hãy thử mẹo này, đó là hãy làm việc bạn muốn với chính bản thân mình trước. Giao tiếp không bằng lời nói sẽ cho phép trẻ hiểu nhanh những gì đang xảy ra.
4. Nói lời cảm ơn và xin lỗi
Đừng bỏ qua ý muốn của trẻ khi chúng muốn giúp đỡ bố mẹ mình. Dẫu việc làm của trẻ có thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần ghi nhận tấm lòng và cảm ơn chúng. Hành động này sẽ khiến bạn gần gũi với con mình hơn, có thể gắn kết mối quan hệ với con cái dù bất kể độ tuổi nào.
5. Cho trẻ ăn rau trước bữa ăn tối
Không phải đứa trẻ nào cũng thích ăn, chọn ăn cà chua thay vì là miếng thịt gà hấp dẫn. Có một giải pháp giúp trẻ ăn rau và trái cây nhiều hơn là trước bữa tối khoảng vài tiếng, cho chúng ăn rau. Cơn đói sẽ nhanh chóng đến và khiến trẻ ăn hết mọi thứ kể cả cà rốt.
6. Đặt lịch chơi cố định cho từng đứa trẻ
Khi bạn có 2 hoặc 3 đứa trẻ gần bằng tuổi nhau, chúng có thể la hét, cãi nhau, đánh nhau, tranh giành đồ chơi cả ngày. Một mẹo hiệu quả là chỉ định mỗi đứa trẻ sẽ được phép chơi 1 ngày cố định trong tuần. Nếu có một trận giành giựt đồ chơi xảy ra, câu hỏi đầu tiên bạn đặt ra là: "Ngày hôm nay của ai vậy?" và sau đó không nên tranh luận gì nữa.
7. Hãy chú ý về cách bạn đặt câu hỏi về mọi thứ
Suy nghĩ trước khi đặt câu hỏi cho con mình, vì một số câu hỏi có thể khiến trẻ không biết trả lời như thế nào. Ví dụ: "Con muốn ăn hotdog vào bữa tối không?" nên được thay thế bằng "Con muốn ăn hotdog của mình như thế nào?"
8. Cung cấp cho trẻ các lựa chọn và tránh các câu hỏi tu từ
Trước hết, trẻ em thích sự lựa chọn thay vì là ra lệnh. Ví dụ khi bạn muốn trẻ đi ra ngoài, hãy hỏi chúng xem thử chúng muốn mặc chiếc áo nào. Tuy nhiên, thay vì là "cái nào?" thì nên đổi lại là "vàng hay đỏ?" Ngoài ra, đừng cho trẻ lựa chọn nếu không có sự lựa chọn nào khác.
9. Hãy đưa nó vào danh sách thay vì nói không
Câu trả lời là "không", không phải là một cảm xúc tốt đẹp khi vùi dập ngay ý định xin xỏ của trẻ, dù là ngay cả đó là một món đồ chơi mà chúng đã có nhiều. Vì vậy, thay vì là nói không thì bạn có thể nói với trẻ là "để bố mẹ đưa món đồ chơi này vào danh sách lần mua tới nhé". Điều này sẽ giúp bạn tránh việc tranh luận và trẻ khóc lóc ăn vạ ầm ĩ trong cửa hàng.
10. Hãy để trẻ nhìn bạn ngủ
Hãy làm gương cho con mình. Nếu bạn muốn chúng đi ngủ sớm mà bản thân vẫn còn đang ngồi trước ti vi và bấm điện thoại thì không được. Ít nhất là bạn hãy giả vờ là mình buồn ngủ và muốn đi ngủ sớm. Trong màn đêm tĩnh lặng, chắc chắn trẻ sẽ nhanh chóng ngủ thiếp đi.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận