Viêm loét dạ dày tá tràng
Tá tràng là bộ phận nối dạ dày và ruột non và có hình chữ C với chiều dài khoảng 20 cm. Sau khi thức ăn được dạ dày tiêu hóa sẽ đi vào tá tràng qua môn vị, tá tràng sẽ lại tiết ra chất nhầy có tính kiềm để trung hòa thức ăn có vị chua do axit dịch vị tiêu hóa.
Viêm loét hành tá tràng là một trong những bệnh viêm loét đường tiêu hóa, tức là niêm mạc tá tràng bị dịch vị bào mòn do dịch vị tiết ra quá nhiều dẫn đến niêm mạc tá tràng bị tổn thương và bào mòn. Đối tượng thường xuyên mắc viêm loét dạ dày tá tràng khoảng từ 20 đến 40 tuổi.
Loét tá tràng thường xảy ra sau bữa ăn từ 2 đến 3 giờ, và vào ban đêm hoặc khi đói. Khi quá trình tiết axit dịch vị tăng cao nhưng không có thức ăn trung hòa sẽ dẫn đến viêm loét hoành tá tràng khiến người bệnh khi ngủ dậy bị đau, ngoài ra còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, thậm chí có thể khạc ra nước axit.
Ngoài ra, nếu viêm loét dạ dày hành tá tràng kèm theo cảm giác nóng ran ở ngực thì có nghĩa là axit dịch vị đã tiết ra quá nhiều và trào ngược lên thực quản, không dứt được cơn đau, thậm chí gây đau bụng lan rộng, thủng dạ dày.
4 thực phẩm cần tránh với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Thực phẩm dễ gây kích thích: Các loại thực phẩm dễ gây kích thích hệ tiêu hóa như: cà phê, rượu, tiêu , mù tạt, hạt tiêu… dễ thúc đẩy quá trình tiết dịch vị và có tác động không tốt lên hệ tiêu hóa.
Thực phẩm có tính axit: Trái cây có tính axit cao chẳng hạn như dứa, cam, quýt hay đồ muối chua sẽ làm tăng hàm hượng axit trong dạ dày, khiến quá trình viêm loét diễn ra nhanh hơn.
Thực phẩm dễ sinh khí: Các loại thực phẩm như đậu, khoai tây, khoai lang, đậu nành, khoai sọ dễ gây đầy hơi, khiến người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có cảm giác đầy bụng nên tránh ăn.
Xôi, thịt nướng: Thực phẩm làm từ gạo nếp cũng như bánh ngọt hay thức ăn chiên rán, đồ nướng thường gây khó chịu cho bệnh nhân loét tá tràng. Vì vậy hãy chú ý đến sự lựa chọn trong bữa ăn của mình, tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận