Các hoạt động chính trong dịp Tết của Trung Quốc bao gồm nhiều việc như dọn dẹp và trang trí nhà cửa với đèn lồng và câu đối đỏ. Mọi người dọn dẹp nhà cửa kỹ lưỡng, điều này tượng trưng cho việc quét sạch những điều xui xẻo của năm trước và chuẩn bị đón những điều may mắn. |
Dâng lễ vật lên Tổ tiên: Tưởng nhớ những người đã khuất là một phong tục truyền thống trong năm mới của Trung Quốc. Nhiều người Trung Quốc đến thăm mộ tổ tiên vào ngày trước Tết Nguyên đán và cúng tế tổ tiên trước bữa ăn tối sum họp. |
Bữa tối đoàn tụ chào đón năm mới: Tết Nguyên Đán là thời gian để gia đình sum vầy. Đêm giao thừa của người Trung Quốc là thời điểm quan trọng nhất. Dù ở bất cứ đâu, mọi người đều mong được trở về nhà để cùng gia đình lớn gồm nhiều thế hệ ngồi quanh bàn tròn thưởng thức đồ ăn và dành thời gian bên nhau. |
Tặng phong bao lì xì Tết cho trẻ em: Món quà phổ biến nhất trong năm mới dành cho trẻ em là tặng bao lì xì. Phong bao đỏ có đựng tiền thường được tặng cho trẻ em và người cao niên. |
Múa sư tử và rồng xuất hiên nhiều ở Trung Quốc và các khu phố Tàu ở các nước phương Tây trong dịp Tết Nguyên đán. Chúng được thực hiện để mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho năm mới hoặc sự kiện sắp tới. |
Món ăn năm mới của Trung Quốc: Món cá may mắn có trên mâm cơm trong suốt 16 ngày Tết Nguyên đán, đặc biệt là vào bữa tối sum họp gia đình đêm Giao thừa. Cá là món ăn phải có vì nó phát âm như từ "dư dả" trong tiếng Trung Quốc và tượng trưng cho sự dồi dào. |
Những chiếc sủi cảo hình thỏi bạc của Trung Quốc là dấu hiệu của sự đoàn kết và thịnh vượng trong gia đình. Mọi người cũng ăn bánh gạo nếp để tượng trưng cho thu nhập hoặc chức vụ cao hơn. |
Những điều không nên làm trong măn mới: Một trong những điều cấm kỵ trong năm mới của Trung Quốc là tránh dùng thuốc. Mọi người kiêng việc nấu thuốc bắc, bốc thuốc vào ngày đầu năm, vì người ta tin rằng làm vậy sẽ dễ bị ốm cả năm. |
Không quét hoặc đổ rác: Hành động quét dọn trong ngày này gắn liền với việc quét sạch của cải hoặc trút bỏ những điều may mắn hoặc tốt lành ra khỏi nhà. Ngày Tết cũng không nên nói từ mang ý nghĩa tiêu cực như liên quan đến cái chết, bệnh tật, nghèo đói, ma quái... |
Không ăn cháo vào ngày Tết Nguyên đán vì chỉ có người nghèo mới ăn cháo, người ta không muốn đầu năm “nghèo” vì đây là điềm xấu. |
Tránh gội đầu, cắt tóc và giặt quần áo: Không được gội đầu vào Ngày Tết Nguyên đán bởi sẽ “rửa sạch lộc” vào đầu năm mới. Tránh cắt tóc vào ngày này, vì người ta tin rằng nó có thể mang lại xui xẻo. Cũng không giặt quần áo vào ngày mồng 1 và mồng 2 tết, vì 2 ngày này là ngày sinh của thủy thần. Giặt quần áo bị coi là bất kính với thần nước. |
Không nên may vá: Người Trung Quốc không may vá, kể cả khâu cúc áo từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 5 tháng Giêng âm lịch, nếu không năm tới sẽ là một năm khó khăn. |
Đừng bỏ một số tiền lẻ trong phong bao lì xì. Người Trung Quốc thích những con số chẵn, với niềm tin truyền thống rằng những điều tốt đẹp luôn đi đôi với nhau. Nhưng cũng nên tránh những con số không may mắn như 4 và 40, vì 4 phát âm giống như cái chết trong tiếng Trung Quốc. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận