Y tế

Những sai lầm chết người của cha mẹ khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn gây ung thư dạ dày

13/11/2019, 16:00

Nhiều người duy trì thói quen ăn uống không hợp lý và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ nhiễm vi khuẩn HP từ chính người thân trong gia đình.

Theo chia sẻ về câu chuyện bé 6 tuổi vừa bị nhiễm vi khuẩn HP, xung huyết toàn bộ niêm mạc dạ dày từ sai lầm của người chăm sóc bé.

“Năm 2 tuổi bố mẹ đi làm xa ở nhà với bà nội. Hằng ngày vào những bữa ăn, bà đều nhai cơm và mớm cho bé. Một năm sau , bé đó bắt đầu nôn khan, người càng ngày càng gầy, xanh đi. Và gần đây nhất, thấy bé nôn nhiều quá, đi ngoài phân đen. Bố mẹ cho bé đi khám và kết quả cho 1 bé 6 tuổ bị nhiễm vi khuẩn HP, xung huyết và viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày, nổi sần toàn bộ niêm mạc dạ dày. Chỉ định sinh thiết xem có K không”.

Từ thông tin này, các chuyên gia cũng cảnh báo, có những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ vô tình bị nhiễm vi khuẩn HP, có thể gây ung thư dạ dày.

PGS Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật Việt Nam cho biết, 96,2% trẻ dưới 8 tuổi cũng bị nhiễm vi khuẩn HP khi có bố mẹ, người thân trong gia đình nhiễm loại vi khuẩn này. Đây là loại vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày.

img

Nhai cơm cho trẻ, mớm cơm cho trẻ cũng là tác nhân gây bệnh ung thư dạ dày do lây truyền vi khuẩn HP.

Việt Nam, trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn H.P cao nhất, đặc biệt là trong những gia đình có người thân cận huyết thống mắc H.P. Điều này phần nào có thể hiểu được do thói quen sinh hoạt chung, dùng chung chén, đũa bát trong gia đình, thói quen mớm cơm của cha mẹ, ông bà….

PGS Thắng cho biết vi khuẩn HP chính là yếu tố gây ra viêm loét dạ dày và bệnh cứ tái đi tái lại. Tổ chức ung thư quốc tế cũng xem như HP là thủ phạm số 1 gây ra ung thư dạ dày và khuyến cáo không có HP sẽ giảm ung thư dạ dày.

Với trẻ nhỏ, trường hợp HP gây viêm loét dạ dày, trong gia đình từng có người ung thư dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP bác sĩ đều khuyến cáo điều trị triệt để. Nhiều gia đình e ngại tâm lý bé đã dùng kháng sinh nhưng nếu không điều trị triệt để HP gây viêm loét dạ dày tái đi tái lại ở trẻ.

Mọi người thường có những sai lầm sau khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP.

Hôn trực tiếp

Vi khuẩn HP có nhiều trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh. Do đó, chúng có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung chén đũa, hôn trực tiếp.

Mớm cơm, mớm thức ăn

Nhai cơm cho trẻ, mớm cơm cho trẻ cũng là tác nhân gây bệnh ung thư dạ dày do lây truyền vi khuẩn HP.

Không rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh

Vi khuẩn HP được đào thải qua phân người bệnh nên sẽ bị lây nhiễm qua tay bệnh nhân (nếu không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh) hoặc nhiễm vi khuẩn qua các con vật trung gian như ruồi, gián, chuột,...

Gắp thức ăn cho trẻ

Thói quen gắp thức ăn cho trẻ tưởng rằng mọi người quan niệm đó là cách quan tâm, chăm sóc, hiếu khách nhưng thực ra đó là cách truyền bệnh lây nhiễm vi khuẩn HP gây bệnh ung thư dạ dày.

Dấu hiệu viêm dạ dày ở trẻ

Theo các chuyên gia, viêm dạ dày của trẻ em không giống người lớn, trẻ thường đau bụng bất thường, dấu hiệu đau vùng thượng vị của trẻ nhỏ chỉ 30% còn lại đau quanh rốn, và đau lan tỏa. Trẻ có thể ợ hơi, ợ chua, nôn, biếng ăn, hơi thở hôi… Khi trẻ có dấu hiệu trên cần cho đi khám để sàng lọc sớm nhằm phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, điều trị viêm dạ dày HP gặp khó khăn.

Theo phác đồ chuẩn, nếu trên thế giới có khoảng 70-80% bệnh nhân khỏi, thì ở VN con số này chỉ đạt 50% và tái nhiễm rất cao.

Theo một nghiên cứu trên điều trị 240 bệnh nhân sau một năm chữa khỏi thì 28% tái nhiễm và tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi tái nhiễm lên đến 50%.

Đáng nói, việc điều trị viêm dạ dày HP ở trẻ nhỏ phải trải qua quá trình dài ngày; thuốc dạng viên khiến trẻ khó uống, gây tác dụng phụ nên nhiều gia đình bệnh nhi bỏ cuộc…

Cũng chính vì thế mà tình trạng kháng thuốc càng cao và cơ hội điều trị thành công cho trẻ lại càng giảm xuống.

Hơn nữa, rất nhiều cha mẹ chủ quan với lịch tái khám cho trẻ hay việc bỏ thuốc giữa chừng sau khi thấy biểu hiện bệnh của trẻ giảm rõ rệt… Trẻ sẽ tái nhiễm chính vì những lý do này và việc điều trị sau này vô cùng khó khăn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.