Công nghệ

Những sự kiện thiên văn học không nên bỏ lỡ trong năm 2018

01/01/2018, 13:34
image

Năm 2018 hứa hẹn rất nhiều sự kiện thiên văn học vô cùng kỳ thú bạn không thể bỏ lỡ.

mun1a-1475134680964

Những sự kiện thiên văn học không nên bỏ lỡ trong năm 2018. Ảnh minh họa

Theo Vietnamplus, chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết, năm 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời khi hứa hẹn rất nhiều sự kiện thiên văn học vô cùng kỳ thú sẽ xuất hiện, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần. Dưới đây thời gian cụ thể các hiện tượng thiên văn đáng chú ý có thế theo dõi khi quan sát tại Việt Nam:

Ngày 3, 4/1: Mưa sao băng Quadrantids. Đây là trận mưa sao băng loại trung bình. Năm 2018, việc quan sát trận mưa sao băng này bị ảnh hưởng đáng kể bởi ánh Trăng.

Ngày 31/1: Nguyệt thực toàn phần. Đây là hiện tượng hấp dẫn nhất năm 2018. Việt Nam nằm trong khu vực có thể theo dõi trọn vẹn hiện tượng này với tổng thời gian tính cả pha nửa tối kéo dài 5 giờ 17 phút 12 giây, trong đó cực đại của pha toàn phần rơi vào lúc 20h31 theo giờ Việt Nam. 
Đặc biệt hơn, nguyệt thực toàn phần này trùng vào thời điểm Mặt Trăng đi qua điểm cận địa (siêu Trăng/supermoon) do đó Mặt Trăng sẽ to và rõ hơn những lần quan sát thông thường một chút.

Ngày 22, 23/4: Mưa sao băng Lyrids. Trận mưa sao băng trung bình có vùng trung tâm là chòm sao Lyra. Ở thời điểm này, Mặt Trăng lặn tương đối sớm nên nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, rạng sáng 23/4 sẽ là thời điếm lý tưởng để quan sát.

Ngày 6, 7/5: Mưa sao băng Eta Aquarids. Đây là trận mưa sao băng loại trên trung bình với cực điểm có thể đạt từ 30 đến 60 sao băng mỗi giờ.
Tuy nhiên, năm 2018, ánh Trăng sẽ che mờ phần lớn những gì bạn có thế quan sát.

Ngày 9/5: Sao Mộc tới vị trí trực đối. Hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời này sẽ nằm ở vị trí trực đối so với Mặt Trời (Trái Đất nằm giữa), do đó nó sẽ đạt độ sáng cao nhất và là thời điểm lý tưởng nhất để quan sát từ Trái Đất. Với những người có kính thiên văn, đây là cơ hội tốt nhất trong năm để quan sát hành tinh này.

Ngày 27/6: Sao Thổ tới vị trí trực đối. Giống với Sao Mộc như nói trên, Sao Thổ vào thời điêm này sẽ ở vị trí lý tưởng nhất để được quan sát bằng mắt thường cũng như bằng kính thiên văn.

Ngày 27/7: Sao Hỏa tới vị trí trực đối. Hành tinh Đỏ sẽ nằm ở vị trí trực đối với Mặt Trời qua Trái Đất và đây là thời điểm tốt nhất trong năm để quan sát.

Ngày 28/7: Nguyệt thực toàn phần. Đây là nguyệt thực thứ hai trong năm 2018. Người quan sát ờ Việt Nam sẽ được theo dõi gần như trọn vẹn hiện tượng này vào rạng sáng ngày 28/7.

Ngày 28, 29/7: Mưa sao băng Delta Aquarids. Đây là một trận mưa sao băng loại trung bình. Năm nay, với việc cực điểm rơi vào gần thời điểm Trăng tròn, người quan sát sẽ không có nhiều cơ hội theo dõi được hiện tượng này.

Ngày 12,13/ 8: Mưa sao băng Perseids. Một trong những trận mưa sao băng lớn nhất trong năm với mật độ cực điểm có thể lên tới trên 60 hoặc đạt tới 100 sao băng mỗi giờ. Thời điểm tốt nhất đế quan sát hiện tượng này là tối 12, rạng sáng 13 tháng 8. Mặt Trăng sẽ lặn sớm và đó là điều kiện lý tường để quan sát.

Ngày 7/9: Sao Hải Vương tới vị trí trực đối. Hành tinh xa nhất được biết tới trong Hệ Mặt Trời sẽ tới vị trí thuận lợi nhất để quan sát từ Trái Đất. Tuy nhiên, nó chỉ có thế được quan sát qua các kính thiên văn.

Ngày 8/10: Mưa sao băng Draconids. Đây là một mưa sao băng nhỏ với mật độ ít khi quá 10 sao băng mỗi giờ.

Ngày 21, 22/10: Mưa sao băng Orionids. Mưa sao băng loại trên trung bình này có trung tâm là chòm sao Orion. Trâng gần tròn sẽ che mờ nhiều sao băng của nó, nhưng nếu có điều kiện quan sát tốt bạn vần có thể thấy được không ít vệt sáng của hiện tượng này vì nó sẽ có nhiều sao băng rất sáng.

Ngày 23/10: Sao Thiên Vương tới vị trí trực đối. Người quan sát có thể thấy qua các kính thiên văn và ống nhòm nghiệp dư.

Ngày 5, 6/11: Mưa sao băng Taurids. Đây là trận mưa sao băng nhỏ với mật độ cực điểm chưa tới 10 sao băng mỗi giờ.

Ngày 17, 18/11: Mưa sao băng Leonids. Trận mưa sao băng này xảy ra quanh khu vực của chòm sao Leo. Năm 2018, Leonids là một mưa sao băng loại trung bình với khoảng 30 sao băng mỗi giờ vào cực điểm.

Ngày 13, 14 tháng 12: Mưa sao băng Geminids. Đây là mưa sao băng lớn nhất của năm. Năm 2018, Mặt Trăng sẽ không gây cản trở nào cho việc quan sát hiện tượng này.

Ngày 21, 22 tháng 12: Mưa sao băng Ursids. Đây là mưa sao băng nhỏ diễn ra trong khu vực chòm sao Ursa Minor. Trăng sáng sẽ che mờ hầu hết sao băng nên chỉ khi có điều kiện thời tiết và khí quyển lý tưởng người xem mới có thể nhìn được một số sao băng sáng nhất.

Cũng theo báo Tri Thức Trẻ, ngoài những cột mốc đáng nhớ trên, còn có 7 sự kiện thiên văn đáng trông đợi nhất trong năm 2018 này, cụ thể là:

1. Ngày 31/1 - Siêu nguyệt thực

Năm 2018 sẽ là năm chúng ta được chứng kiến đến hai lần một sự kiện vô cùng dễ thấy và ấn tượng, đó là nguyệt thực toàn phần - diễn ra lần đầu tiên trong năm vào ngày 31/1.

Điểm đặc biệt của lần nguyệt thực này là sự kiện trùng với dịp “siêu trăng”, nghĩa là khi Mặt trăng ở gần Trái đất nhất, có kích thước và độ sáng to nhất.

Siêu nguyệt thực sẽ diễn ra vào khoảng 8 giờ tối, và rất may là chúng ta có thể quan sát sự kiện này gần như trọn vẹn do nằm ở khu vực tây Thái Bình Dương cùng với những nước như Úc, New Zealand, Hawaii, Indonesia, Philippines và Nhật Bản.

Còn ở khu vực phía đông Bắc Mỹ chỉ có thể quan sát được một phần do khi đó đã gần sáng tại đây.

2. Ngày 7 - 8/3 - Khi các hành tinh xếp hàng

Vào khoảng thời gian đầu tháng 3, các hành tinh như sao Mộc, sao Thổ và sao Hỏa sẽ di chuyển gần nhau và xếp thành một hàng trên bầu trời.

Vào một vài thời điểm trong khoảng 2 ngày này, Mặt trăng cũng sẽ “nhập hội” khi chen vào giữa sao Hỏa và sao Mộc.

3. 15/7 - Chị Hằng gặp Vệ nữ

Năm 2018: Đừng dại mà bỏ lỡ 7 sự kiện thiên văn siêu ấn tượng này - không bạn sẽ hối hận lắm đấy! - Ảnh 3.

Các fan thiên văn học có thể chờ đón hiện tượng này, khi Mặt trăng và sao Kim sẽ tiến đến rất gần nhau trên bầu trời phía Tây Nam lúc hoàng hôn. Khu vực Bắc Mỹ sẽ là nơi lý tưởng nhất để quan sát “cuộc gặp gỡ” giữa chị Hằng và thần Vệ nữ khi cả hai chỉ cách nhau khoảng 1,6 độ.

4. Ngày 28/7 - Nguyệt thực toàn phần và sao Hỏa đạt cực đại

Đây là lần thứ hai trong năm diễn ra nguyệt thực toàn phần, và cũng là ngày mà Mặt trăng ở xa Trái đất nhất. Sự kiện sẽ diễn ra khoảng nửa ngày, bắt đầu từ khoảng 2 giờ sáng ngày 28/7 tại Việt Nam.

Cùng ngày này chúng ta cũng sẽ có may mắn chứng kiến sao Hỏa đạt kích cỡ to nhất trong năm.

Sao Hỏa không có một quỹ đạo tròn hoàn hảo xung quanh Mặt trời, vì vậy tùy năm hành tinh này lúc gần lúc xa với Trái đất. Đặc biệt là trong năm nay, sao Hỏa sẽ ở rất gần, đồng thời khi nằm ở phía đối diện với Mặt trời, sao Hỏa sẽ sáng nhất kể từ năm 2003.

Sự kiện này khiến sao Hỏa trông như một hành tinh màu cam rực sáng ở bầu trời phía Nam và có thể quan sát bằng mắt thường. Nếu có kính viễn vọng, bạn có thể quan sát được cả bề mặt của sao Hỏa. Đây là một sự kiện không thể bỏ lỡ vì bạn có thể phải chờ đến năm 2035 mới được chứng kiến lại một lần nữa.

5. Ngày 11/8 - Nhật thực bán phần

Vào bình minh hôm 11/8, Nhật thực bán phần sẽ xuất hiện. Tiếc là có thể chúng ta sẽ khó quan sát được hiện tượng này khi vị trí nằm dưới đường xích đạo và hiện tượng cũng chỉ diễn ra vài phút mà thôi.

Những vị trí dễ quan sát nhất hiện tượng này nằm ở gần phíaBắc bán cầu như Nga, Iceland, Greenland…

6. Ngày 13-14/8: Mưa sao băng Perseid

Được xem là cơn mưa sao băng lớn diễn ra hàng năm, mưa sao băng Perseid thường đạt tần suất 60 vệt/giờ.

Năm nay dự báo sẽ là năm tốt nhất để quan sát hiện tượng này khi diễn ra trùng thời điểm Mặt trăng không xuất hiện. Sự kiện này sẽ diễn ra vào đêm 13, rạng sáng 14, bắt đầu từ lúc 23 giờ theo giờ Việt Nam.

7. Ngày 12/12 - Sao chổi xuất hiện

Nếu không có gì thay đổi, các nhà thiên văn học dự đoán sao chổi 46P/ Wirtanen sẽ có thể được quan sát bằng mắt thường vào tháng 12 năm nay - đồng thời sẽ là sao chổi sáng nhất trong khoảng 5 năm trở lại.

Vào ngày 12/12, sao chổi này sẽ tiến đến rất gần Mặt trời. Mất khoảng 4 ngày sau, 46P/ Wirtanen sẽ tiếp cận Trái đất với khoảng cách 11 triệu km trên đường đi chuyển ra khỏi Thái dương hệ.

 Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.