Con đập khổng lồ mang tầm vóc chiến lược kinh tế xuyên thế kỷ này mang tới nhiều sự thật gây rất bất ngờ.
Las Vegas với đóng góp thú vị
Sau khi kế hoạch xây dựng một con đập ở Nevada’s Black Canyon được công bố, các thành phố xung quanh đánh giá cao tiềm năng mà nó sẽ mang lại. Las Vegas được chọn làm nơi đặt trụ sở chính của dự án. Khi Bộ trưởng Nội vụ Ray Lyman Wilbur, một người đóng vai trò quan trọng của dự án đến Las Vegas vào năm 1929, chính quyền địa phương đã cho đóng cửa một loạt các quán bar và nhà thổ trong ngày nhằm cố gắng mang lại một diện mạo mới mẻ, thanh khiết hơn.
Rất nhiều công dân ở các thành phố đã hỗ trợ xây dựng Hoover Dam
Ngoài lực lượng công nhân lớn lên tới hơn 5.000 người, còn có vô số công dân ở các thành phố lân cận Las Vegas và các vùng ngoại ô cùng tham gia vào dự án. Để kịp hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ, một số lượng lớn công nhân đầu tiên phải cư trú tại Ragtown gần đó, nơi có điều kiện sống cực kỳ khó khăn.
Đập Hoover có số lượng bê tông đủ để xây dựng một con đường chạy dọc nước Mỹ
Con đập khổng lồ này sử dụng lượng bê tông lên tới 3,25 triệu m3, cộng với 1,11 triệu m3 khác cho nhà máy điện và các công trình liên quan. Số lượng bê tông được tính là đủ để xây dựng hơn 4.800km đường cao tốc cỡ lớn kéo dài từ đầu này đến đầu kia của nước Mỹ.
Có một chiếc "tủ lạnh" lớn nhất thế giới để làm lạnh tất cả các bê tông dùng cho đập Hoover
Nếu không có sự can thiệp của các kỹ sư, những khối bê tông khổng lồ sẽ phải mất 125 năm mới nguội đi và quá trình khô dần này sẽ khiến các mảng dễ bị vỡ. Để đẩy nhanh quá trình này, một nhóm kỹ sư đã thiết kế chiếc máy làm lạnh khổng lồ. Chiếc "tủ lạnh" siêu lớn này có thể làm ra tới 1.000 tấn đá mỗi ngày, tăng tốc độ làm mát nhanh hàng thập kỷ so với tiến trình của dự án.
Mức nắng nóng kỷ lục ở nước Mỹ trong mùa hè đầu tiên xây dựng đập Hoover
Công việc trên đập Hoover bắt đầu vào tháng 4/1931, không lâu trước khi hạt Clark của Nevada vượt qua thời điểm nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận. Tháng 6 cùng năm, mức nhiệt độ trung bình hằng ngày là 48°C, gây ra làn sóng say nắng kỷ lục cho các công nhân.
Trong quá trình xây dựng đập Hoover đã xuất hiện anh hùng
Quá trình xây dựng đập Hoover xuất hiện nhiều thành tích trong nhưng Oliver Cowan đã vượt qua các đồng đội của mình khi cứu được người giám sát đang rơi ngay trên bầu trời. Khi kỹ sư Burl R. Rutledge của Cục Khai thác không may bị tuột dây an toàn từ trên đỉnh núi và có thể sẽ lao xuống vực thì Cowan đã nắm được chân anh ta. Ngay sau đó, thành phố Las Vegas đã trao Huân chương Carnegie để công nhận sự dũng cảm của Oliver Cowan.
Đập Hoover chưa được chính thức có tên cho đến tận năm 1947
Con đập đã trải qua 14 năm sau khi dự án được bắt đầu mà không có tên chính thức. Cuối cùng, vào ngày 30/4/1947, Tổng thống Harry S. Truman đã ký một đạo luật cho phép được dùng tên của Hoover, ghi nhận đóng góp của tổng thống thứ 31 của nước Mỹ trong việc đưa con đập vào hoạt động.
Từng suýt bị đánh bom
Vào năm 1939, chính phủ Hoa Kỳ đã biết được âm mưu của một cặp điệp viên Đức Quốc xã nhằm đánh bom đập Hoover và các cơ sở năng lượng của nó. Bản thân việc phá hủy con đập không phải là mục tiêu trọng tâm, nhưng nó sẽ cản trở việc sản xuất năng lượng là một phần chính trong kế hoạch phá hoại nguồn cung cấp điện cho ngành sản xuất hàng không Nam California. Để ngăn chặn các cuộc tấn công từ trên không, các nhà chức trách đã phải xem xét việc ngụy trang đập Hoover bằng sơn hoặc thậm chí xây dựng một con đập giả ở hạ lưu nhưng sau đó cũng không sử dụng các phương án này.
Đến nay đập Hoover giúp giảm tải áp lực điện cho 3 bang
Năng lượng của đập giúp các cư dân ở California, Arizona và Nevada không lo bị thiếu điện. Nó tạo ra một nguồn năng lượng ổn định cho 1,3 triệu người.
Đập Hoover từng giữ kỷ lục là con đập lớn nhất thế giới
Khi được hoàn thành vào năm 1936, đập Hoover không chỉ đáng chú ý vì đã hoàn thành xây dựng trước thời hạn 2 năm mà còn vì tầm vóc chưa từng có của nó. Con đập cao 221m, thực tế vượt lên hơn kỷ lục cũ là đập Owyhee cao 128m của Oregon rất nhiều. Sau khi giữ danh hiệu cao nhất trong 2 thập kỷ, Hoover cuối cùng đã bị đập Mauvoisin cao 250m của Thụy Sĩ vượt qua vào năm 1957. 11 năm sau, nó mất danh hiệu trong nước vào tay đập Oroville cao 235m của California.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận