Du lịch

Những thành phố ma lớn nhất thế giới

18/07/2020, 19:00

Thành phố ma không chỉ được tìm thấy trong phim. Trên khắp thế giới, có những thành phố bị bỏ hoang bí ẩn thu hút hàng ngàn khách du lịch.

Nếu bạn thích cảm giác phiêu lưu hãy đến khám phá một số thành phố bị bỏ hoang hấp dẫn nhất trên thế giới.

Ordos Kangbashi (Trung Quốc): thành phố ma lớn nhất thế giới

img

Nằm ở Nội Mông, Ordos Kangbashi được xây dựng để trở thành một thành phố hiện đại với kiến ​​trúc thời thượng, sân vận động lớn và không gian công cộng tuyệt đẹp. Thành phố đã đạt được tất cả những điều đó chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, nhưng nó đã thất bại trong việc thu hút người dân đến định cư.

Ordos Kangbashi được xây dựng cho 300.000 cư dân, nhưng chỉ có 70.000 người chuyển vào thành phố. Cuối cùng, những người đó cũng bắt đầu rời đi. Thành phố ngừng xây dựng và phá sản. Ngày nay, Ordos Kangbashi đã trở thành một thành phố ma, với hầu hết các tòa nhà hoàn toàn trống rỗng.

Ashgabat (Turkmenistan): nổi tiếng với các tòa nhà bằng đá cẩm thạch

img

Turkmenistan là một quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Tổng thống Saparmurat Niyazov đã lên kế hoạch tạo ra một "kỷ nguyên vàng của Turkmenistan" vào năm 1991 với việc xây dựng Ashgabat. Ông đã cho dựng lên những tòa nhà phá vỡ kỷ lục và muốn biến Ashgabat thành thành phố có nhiều tòa nhà bằng đá cẩm thạch nhất thế giới.

Trên thực tế, thành phố rộng 4,5 triệu m2 có đến 543 tòa nhà được làm từ vật liệu xa xỉ này. Ashgabat cũng có vòng đu quay lớn nhất thế giới. Hiện tại nơi này đã trở thành một thành phố ma vì văn hóa biệt lập của đất nước. Turkmenistan là một trong những quốc gia ít có du khách ghé thăm nhất trên thế giới.

Wittenoom (Australia): thành phố tràn ngập amiăng

img

Được thành lập vào năm 1946, Wittenoom là một thành phố khai thác ở Tây Úc. Hẻm núi gần đó tràn ngập amiăng xanh, một vật liệu xây dựng thô quan trọng vào đầu thế kỷ 20. Đến đầu những năm 1950, Wittenoom là thành phố lớn nhất ở vùng Pibara.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều mối lo về sức khỏe, nhu cầu sử dụng amiăng giảm đã dẫn đến việc các mỏ bị đóng cửa vào năm 1966 với hầu hết cư dân chuyển đi tìm công việc khác. Wittenoom đã chính thức đóng cửa vào năm 2007 và chính phủ Úc đã thực hiện các bước để hạn chế người dân tiến vào thành phố này, đồng thời xóa nó khỏi tất cả các bản đồ chính thức

Ruby - Arizona (Mỹ)

img

Là một trong những thành phố ma được bảo tồn tốt nhất ở Tây Nam nước Mỹ, Ruby - Arizona vẫn như một lời nhắc nhở về miền tây hoang dã. Với một mỏ sản xuất vàng, bạc, chì, kẽm và đồng được thành lập vào những năm 1870, Ruby chính thức trở thành một thành phố khi mở bưu điện đầu tiên vào năm 1910.

Thành phố và khu vực xung quanh là địa điểm của 3 vụ giết người kép kinh hoàng được gọi là "Vụ giết người Ruby". Sau khi các mỏ bị ngừng khai thác, thành phố chính thức bị bỏ hoang vào năm 1940.

Varosha (Síp): từng là một điểm du lịch nổi tiếng

img

Trong suốt đầu những năm 1970, Varosha là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới. Năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm đảo Síp. Khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đối đầu và giáng bom đạn xuống khu vực xung quanh Varosha, người dân đã bỏ trốn khỏi nơi này.

Sau này, mặc dù đã bị bỏ hoang, Varosha vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1974. Thành phố bị rào lại, và không ai ngoài quân đội và nhân viên Liên Hợp Quốc được phép ra vào địa điểm du lịch tuyệt đẹp một thời.

Craco (Ý)

img

Craco được xây dựng từ trước năm 1060. Trong suốt lịch sử hàng nghìn năm của mình, Craco đã chứng kiến nhiều xung đột giữa quân vương, quân đội và các bè phái chính trị khác nhau. Năm 1963, 1.800 cư dân cuối cùng đã buộc phải rời khỏi Craco vì sự an toàn của chính họ và được chuyển đến Craco Peschiera, một thị trấn mới ở thung lũng bên dưới.

Từ đó Craco bị bỏ hoang, tuy thế đây vẫn là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Ý và đã được thêm vào danh sách theo dõi của Quỹ Di tích Thế giới năm 2010.

Centralia, Pennsylvania (Mỹ)

img

Một nỗ lực để làm sạch bãi rác địa phương đã thổi bùng lửa ở các vỉa than dưới bề mặt của thành phố nhỏ Pennsylvania. Trong suốt những năm lửa cháy âm ỉ, cư dân đã dần từ bỏ ngôi nhà của mình vì sợ không chỉ ngọn lửa dưới chân mà còn có những hố sụt bất ngờ và ngộ độc khí carbon monoxide.

Từ đó, thành phố trở nên hoang vắng. Tuy nhiên khách du lịch thích mạo hiểm vẫn kéo đến Centralia và tìm cách đi bộ dọc theo con đường nứt nẻ dẫn vào thành phố.

Thiên Đô Thành (Trung Quốc)

img

Thiên Đô Thành mô phỏng thành phố Paris nổi tiếng của Pháp như kiến trúc nổi bật là Tháp Eiffel thu nhỏ cao 91m cho đến đài phun nước sao chép từ Vườn Luxembourg. Với sức chứa hơn 10.000 cư dân, cho đến nay thành phố hầu hết vẫn bị bỏ hoang ngoại trừ một số nhân viên của công viên giải trí gần đó.

Pripyat (Ukraine)

img

Được thành lập vào năm 1970 như là một "thành phố hạt nhân", một thành phố được xây dựng đặc biệt để làm nơi ở cho các công nhân tại một nhà máy điện hạt nhân gần đó, Pripyat có hơn 13.000 căn hộ, trường học cho 5.000 trẻ em, hai chục cửa hàng và quán cà phê, một rạp chiếu phim, phòng thể thao, trung tâm văn hóa, một số nhà máy và một bệnh viện.

Sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện Chernobyl vào năm 1986 gây ra bức xạ độc hại khắp khu vực xung quanh, toàn bộ thành phố đã được sơ tán. Người dân từ Pripyat đã được tái định cư tại thành phố Slavutych mới được xây dựng. Kể từ đó Pripyat trở thành một trong những thành phố ma lớn nhất thế giới.

Đảo Hashima (Nhật Bản)

img

Đảo Hashima, thông thường được gọi là Gunkanjima (có nghĩa là Đảo Chiến hạm), là một hòn đảo bị bỏ hoang nằm ngoài khơi Nagasaki, Nhật Bản.

Ban đầu đảo được phát triển làm nơi cư trú cho những người làm việc trong các mỏ than dưới đáy biển vào năm 1887, đảo Hashima nhanh chóng mở rộng thành một hòn đảo gồm các tòa nhà cao tầng bê tông với hơn 5.000 người định cư.

Ngoài các tòa nhà cộng đồng thông thường, pháo đài trên đảo này còn có một câu lạc bộ, rạp chiếu phim, nhà tắm hơi, hồ bơi, vườn trên sân thượng, cửa hàng và thậm chí là phòng game pachinko. Vào năm 1974 khi Nhật Bản bỏ ngành điện than, mỏ bị đóng cửa và người dân rời khỏi đảo khiến nơi đây bị bỏ hoang trong một thời gian dài.

Oradour-sur-Glane (Pháp)

img

Oradour-sur-Glane là một ngôi làng nông nghiệp nhỏ nằm ở khu vực chiếm đóng của Đức ở Pháp trong Thế chiến II. Vào năm 1944, làng Oradour-sur-Glane đã bị phá hủy bởi tổ chức Schutzstaffel của Đức Quốc xã. Những người lính đã giết chết 642 người và để lại vài người sống sót.

Sau chiến tranh, ngôi làng trở thành biểu tượng tội ác của Đức chống lại thường dân và trở thành một đài tưởng niệm và bảo tàng. Cho đến nay Oradour-sur-Glane vẫn được bảo quản trong tình trạng hoang tàn, và hằng năm vào ngày 10 tháng 6 sẽ có một buổi lễ kỷ niệm được tổ chức để nhắc nhở về vụ thảm sát.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.