Trong quá trình trẻ lớn lên, thói quen và cách diễn đạt ngôn ngữ của trẻ có thể bị ảnh hưởng và dần thay đổi bởi bố mẹ.
Dưới sự hướng dẫn của bố mẹ, sự hiểu biết của trẻ có thể phong phú hơn về sự vật, đồng thời nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành thói quen.
Đặc biệt khi trẻ đang trong thời kỳ phát triển trí não, việc can thiệp hướng dẫn của bố mẹ là điều bình thường.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ hướng dẫn con cái không đúng cách, nó sẽ cản trở sự phát triển não bộ, hoàn toàn không có lợi về thể chất và tinh thần của trẻ.
Ảnh minh họa.
Ông Trương và vợ rất nghiêm khắc trong vấn đề dạy dỗ con cái. Với tư cách là một người cha, ông thường xuyên chỉ trích, phê bình con cái, buộc chúng phải thừa nhận lỗi lầm của mình.
Ông tin rằng, điều này sẽ thể hiện quyền lực của bố mẹ và giúp con cái biết khiêm tốn hơn.
Theo thời gian, dưới sự dạy dỗ của ông Trương, con cái ông thường có một cửa miệng là “con đã sai rồi”.
Mặc dù con của ông luôn chủ động nhận lỗi sai của mình, nhưng chúng lại thường xuyên mắc lỗi mà không rút ra kinh nghiệm gì.
Điều này càng khiến cho ông Trương phiền lòng về việc học hành của con cái.
Ông thắc mắc: “Tại sao một đứa trẻ chủ động thừa nhận sai lầm của mình nhưng vẫn thường xuyên mắc lỗi. Liệu não bộ của chúng có vấn đề gì không, trí nhớ của chúng kém hay vì lý do nào khác?”
Trước câu hỏi này, một số chuyên gia giáo dục tại Trung Quốc cho rằng: “Khi một đứa trẻ luôn buộc phải thừa nhận sai lầm của mình, việc này sẽ trở thành một thói quen trong tiềm thức.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của trẻ mà còn làm giảm sự tự tin, cản trở sự phát triển trí não”.
Bố mẹ càng chỉ trích, trẻ càng trở nên kém thông minh
Theo nghiên cứu của Đại học Cambridge, nếu bố mẹ thiếu khả năng kìm chế cảm xúc, dễ mất bình tĩnh với con cái, trẻ sẽ có những hành động tương tự những gì bố mẹ làm.
Khi bị bố mẹ la mắng thường xuyên, trẻ sẽ bị tổn thương não ở mức độ nào đó, về lâu dài chúng khó mà trở thành người thông minh được.
Bố mẹ tin rằng, những lời chỉ trích và buộc tội có thể khiến trẻ nhận ra lỗi lầm và ít mắc lỗi hơn, nhưng phương pháp giáo dục này gây ra những tổn thương không khác gì “cách dạy con bằng đòn roi”.
Dưới sự dạy dỗ tưởng chừng như là tốt của bố mẹ, trẻ ngày càng nghi ngờ và phủ nhận bản thân hơn, thường đưa ra những đánh giá tiêu cực về tất cả mọi thứ.
Cách cư xử của bố mẹ như vậy còn kìm hãm khả năng tự suy nghĩ của trẻ, khiến chúng ngày càng lười đưa ra ý kiến của bản thân và tin vào bản thân mình không tốt như những gì bố mẹ nói.
Hiển nhiên, những điều này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển não bộ của một đứa trẻ.
Bố mẹ nên dạy dỗ con cái như thế nào để trí não của trẻ được phát triển tốt hơn?
- Tạo ra môi trường tích cực để con cái phát triển
Bố mẹ thay vì chỉ trích những lỗi lầm mà trẻ mắc phải, chẳng hạn như nếu là điểm kém trong bài kiểm tra, hãy hướng dẫn trẻ biết mình đã làm sai ở chỗ nào, chỉ cần học kỹ bài hơn, chú ý các lỗi nhỏ để tránh sai sót trong những lần sau.
Năng lượng tích cực mà bố mẹ mang đến cho một đứa trẻ sẽ khiến chúng lạc quan hơn trong tương lai, dù hiện tại đang mắc phải sai lầm.
- Cho phép trẻ được mắc lỗi
Con người không ai là hoàn hảo cả, mỗi đứa trẻ trong quá trình lớn lên không tránh khỏi việc mắc lỗi.
Khi một đứa trẻ mắc lỗi nào đó, não bộ của chúng sẽ ghi nhận điều này và nếu được hướng dẫn sửa lỗi theo cách tích cực, trẻ sẽ ngày càng tiến bộ và thông minh hơn.
Nói một cách khác, phạm sai lầm chính là một trong những cách để tích lũy kinh nghiệm sống tốt nhất.
- Khẳng định giá trị của việc chăm chỉ
Bố mẹ cần khẳng định với con cái giá trị của việc chăm chỉ quan trọng như thế nào trong cuộc sống và học tập.
Chỉ khi trẻ “nếm” được quả ngọt của sự chăm chỉ, chúng sẽ chủ động hơn trong việc học, khám phá những điều mình chưa biết.
Khi trẻ chủ động tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, não bộ sẽ ngày càng linh hoạt hơn, tuy duy logic phát triển mạnh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận