Người dân bao quanh chiếc xe chở thi thể nhà phản biện chính trị nổi tiếng tại Campuchia - ông Kem Ley sau khi bị ám sát. Ảnh: Myanmar Times. |
Trong vòng hai thập kỷ qua, Campuchia được mệnh danh là một trong những quốc gia nguy hiểm nhất thế giới đối với những người có khát vọng trở thành một chính trị gia đối lập hoặc thành viên của cơ quan giám sát độc lập.
Đặc biệt, nếu như việc Phnom Penh trở thành “trung tâm ám sát” vẫn chưa đủ kinh hoàng, thì việc tồi tệ hơn là những kẻ chủ mưu đứng sau sát thủ giết người hiếm khi bị trừng phạt.
Sự việc chấn động mới nhất xảy ra hôm 10/7 khi Kem Ley – nhà lãnh đạo cao cấp và được trong vọng ở Campuchia, bị bắn chết trong quán cà phê ở trạm xăng trung tâm thủ đô Phnom Penh, là một ví dụ điển hình.
Hung thủ ra tay sát hại ông bị bắt ngay gần đó là một ngư dân 44 tuổi, sống tại một ngôi làng sát biên giới, đã từng là một người lính, thậm chí từng là nhà sư. Người này đã mất việc và nói rằng hắn giết ông Kem Ley vì ông nợ hắn 3.000 USD.
Vũ khí hung thủ sử dụng là một thiết bị tinh vi, khẩu Glock của Áo. Đây không phải loại súng mà một người nông dân làm thuê có thể sở hữu được.
Không chỉ thế, mẹ và vợ kẻ giết người cho biết, ông ta không bao giờ có nhiều tiền đến như vậy, và chắc chắn chưa từng cho ai vay, đặc biệt là người như ông Kem Ley.
Ngay lập tức, người Campuchia lan truyền mọi lời đồn về động cơ thực sự của vụ mưu sát này, và phần lớn đều cho rằng cái chết của Kem Ley có liên quan đến vai trò là nhà bình luận và phản biện chính trị cứng rắn của chính phủ.
Chương trình phát thanh của ông có sự phổ biến đặc biệt tới mọi tầng lớp xã hội và gần đây, hôm 7/7, ông đã tiết lộ với thính giả trên khắp đất nước về báo cáo liên quan đến sự giàu có của gia đình Thủ tướng Hun Sen.
Và thực tế là, tất cả người dân Campuchia từ lâu đã được chứng kiến sự phô trương của Thủ tướng Hun Sen và đoàn tùy tùng của mình với những nhà lầu, xe hơi, trang bị xa hoa và đắt tiền.
Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen. |
Những vấn đề được đưa ra đã trở thành quả bom nổ chậm có thể tác động mạnh mẽ đến cổ phần trong hầu hết các công ty lớn tầm cỡ quốc gia của các thành viên trong gia đình Thủ tướng.
Báo cáo của Global Witness – cơ quan giám sát chống tham nhũng quốc tế có trụ sở đặt tại London, Anh đã được công bố dựa trên các dữ liệu từ nguồn thông tin chính thức của Chính phủ, tiết lộ gia đình Thủ tướng Hunsen đã liên kết với 114 công ty trong nước với số vốn cổ phần là hơn 200 triệu USD, và tất nhiên đây chỉ là con số “bề nổi”.
Một doanh nhân cao cấp tại Campuchia cho biết, các số liệu của cổ phiếu cáo buộc sở hữu bởi gia đình Thủ tướng phải được nhân lên ít nhất 10 lần.
Báo cáo trên đã kết luận, “tài sản của gia đình Thủ tướng Hun Sen trải dài trên phần lớn các lĩnh vực kinh doanh “béo bở” nhất Campuchia, tiêu biểu cho sự tham nhũng, làm dụng quyền con người và gây thiệt hại về môi trường”.
Vì vậy, mặc dù bị chỉ trích khá nhiều, song báo cáo dài 58 trang và khá khó đọc với cả các chuyên gia cần được công bố tới tất cả quần chúng nông thôn ít học của Campuchia.
Do đó, ông Kem Ley đã xuất hiện như một người hùng khi tóm tắt lại những điểm chính và giải thích cho các thính giả hiểu được sự sa đọa đạo đức đáng kinh ngạc của những lãnh đạo cấp cao trong chương trình phát sóng của mình.
Ông Kem Ley - người bị ám sát chỉ vài ngày sau khi công bố về độ giàu có của Thủ tướng Hun Sen. |
Bởi vậy, sau khi ông bị ám sát, người ta đã nghi ngờ liệu có thành viên nào trong gia đình “hoàng tộc” trực tiếp ra lệnh diệt trừ ông hay không. Hầu hết người Campuchia để “rỉ tai” nhau rằng họ nghi ngờ có mối liên hệ giữa vụ ám sát Kem Ley và những lời chỉ trích kiên định của ông dành cho các lãnh đạo chính trị gia.
Đương nhiên, Thủ tướng Hun Sen đã bác bỏ điều đó. Ông nói: “Liệu ai sẽ đạt được lợi ích trong sự kiện này, khi Chính phủ luôn cam kết hòa bình và sự an toàn cho người dân?”.
Ông còn ngầm ám chỉ rằng việc ám sát Kem Ley có thể mang lại lợi ích cho đối thủ của ông khi bêu rếu mặt xấu của Chính phủ hiện thời. Tuy nhiên, không mấy ai nghi ngờ về trách nhiệm của phe đối lập mà mọi suy đoán đều nhằm vào Đảng cầm quyền.
Vụ mưu sát này không phải xảy ra lần đầu tiên tại Campuchia. Trong quá khứ, có những vụ án tương tự với thành viên của đoàn thương mại Chea Vichea năm 2004 và nhà hoạt động môi trường nổi tiếng Chut Wutty năm 2012.
Danh tiếng của Campuchia đã bị “hoen ố” bởi những vụ giết người như vậy. Không chỉ vậy, những nhân vật đứng sau kẻ giết người cũngnhư các đối tác kinh doanh tham nhũng của họ luôn thoát khỏi “lưới” luật pháp và không bị trừng phạt.
Và không dừng ở đó, nhận định trên càng được khẳng định bởi báo cáo của Global Witness. Báo cáo này ghi nhận: “Do hệ thống tư pháp chính trị vẫn vững chắc trong tay ông Hun Sen, các thành viên trong gia đình và công ty liên quan có thể tự do hoạt động mà không sợ bị truy tố”.
Xem thêm video
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận