CSGT Đà Nẵng kiểm tra việc chấp hành các quy định về vận chuyển của lái xe khách trên địa bàn |
Những người ủng hộ cho rằng, việc này là rất cần thiết để đánh vào ý thức, lòng tự trọng của người dân để từ đó kéo giảm vi phạm, ATGT cũng đảm bảo hơn. Còn người phản đối chủ yếu lấy lý do việc này trái luật và muốn làm được cần nhiều thủ tục rắc rối, có thể phải tăng thêm nhiều nhân sự thực thi, giám sát.
Nhưng phải khẳng định ngay, đề xuất này không mới và trước đây đã nhiều lần được xới xáo. Còn nhớ năm 2011, khi dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính, quy định buộc lao động phục vụ cộng đồng cũng đã được Bộ Tư pháp đưa vào. Theo dự thảo này, thời gian buộc lao động phục vụ cộng đồng tối đa đến 30 giờ và người bị xử phạt không được trả công đối với công việc thực hiện. Dự thảo luật cũng quy định rõ biện pháp này chỉ áp dụng đối với vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và ATGT. Biện pháp này không áp dụng đối với người dưới 15 tuổi, trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam. Tuy nhiên, sau đó không hiểu vì lý do gì, quy định này không được đưa vào luật.
Gần đây, năm 2016 khi Chính phủ ban hành Nghị định 46 xử phạt vi phạm giao thông lĩnh vực đường bộ, cũng có ý kiến cho rằng, thay vì tăng quá cao mức phạt, có thể áp dụng bổ sung hình thức lao động công ích để răn đe. Nhiều người khi đó cho rằng, vi phạm những lỗi ý thức thì phải đi lao động công ích. Vì nhiều người có kinh tế khá giả, có phạt nặng họ cũng không sợ. Nhưng nếu vi phạm phải đi lao động công ích, đánh vào ý thức chắc chắn họ sẽ xấu hổ, lần sau đảm bảo chẳng dám vi phạm nữa.
Trên thế giới, hình thức lao động công ích rất phổ biến ở Mỹ, châu Âu, thậm chí cả Trung Quốc. Không chỉ vi phạm giao thông, mà rất nhiều vi phạm ở lĩnh vực khác họ đều áp dụng bổ sung hình phạt lao động công ích. Chỉ có khác biệt là ở các nước, tòa án là cơ quan quyết định việc xử phạt này.
Những tranh luận trái chiều hiện nay cũng chủ yếu vì lý do việc xử phạt lao động công ích chưa có quy định trong luật. Tuy nhiên, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng, hoàn toàn có thể thể chế hóa vào các văn bản quy phạm pháp luật. Nếu chưa có trong luật, hoàn toàn có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung. Nếu hình thức này được áp dụng vào thực tế, đánh mạnh vào ý thức và đạo đức, chắc chắn sẽ giúp giảm vi phạm ATGT, từ đó kéo giảm TNGT.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận