Cây trà có rất nhiều loại và không phải loại cây nào cũng ra quả. Tại một số vùng quê ở Trung Quốc, đặc biệt là gần sông Dương Tử, cứ đến mùa là trẻ em lẫn người lớn lại rủ nhau lên núi, trèo lên những cây trà hái quả. Người dân địa phương ưu ái gọi nó là chồi trà, nó có nhiều hương vị khác nhau, mùi thơm, thịt dày, ngậm nước, khi nhai có vị ngọt thanh và giòn.
Theo trang Baidu, Trung Quốc, chồi trà có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng nơi như bong bóng trà, bầu trà... Loại quả này là một loại tăng trưởng bất thường của lá trà.
Trước và sau tiết Thanh Minh (khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 4 hay 5 tháng 4, khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4), cây hoa trà phát triển tốt nhất. Vào thời điểm này, quả và lá trà còn non, dễ bị thay đổi và chồi trà xuất hiện ở ngọn cây. Ngoài ra, khi cây trà bị chặt, những chiếc lá non mới mọc có cơ hội biến thành chồi trà nhất.
Chồi trà có nhiều kích thước khác nhau, quả to nhất bằng quả táo, nhỏ thì như quả bóng bàn. Khi chồi trà già, chúng sẽ có một lớp vỏ sáng bóng, màu đỏ nhạt hoặc xanh nhạt, vị lúc này tương đối khó ăn.
Nhưng khi đến một thời điểm chín nhất định, lớp vỏ mỏng trên bề mặt bị vỡ ra và khô đi, để lộ phần thịt màu xanh nhạt bên trong, lúc này chồi trà mới có thể ăn được và ăn rất ngon.
So với lá trà thì chồi trà rất hiếm và đắt tiền, không phải dễ dàng mua được. Trẻ em nông thôn thường trèo lên cây trà rất cao, vạch từng từng tán lá để tìm chồi trà. Thông thường chúng mọc dưới cành, gần mặt đất.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận