Đường cao tốc địa ngục
Con đường được gọi là cơn ác mộng này nằm ở vùng Yakutia của Nga và được xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ trước. Con đường là nơi kết nối Yakutsk, thủ phủ của vùng với Đường sắt xuyên Siberia.
Con đường khủng khiếp này có biệt danh "Đường cao tốc từ địa ngục" bởi nó thường xuyên bị ngập sâu trong bùn lầy. Nếu vào mùa đông các lái xe còn có thể đi lại được trên đường do nhiệt độ tại Yakutsk rất lạnh khiến bùn bị đông cứng lại và lái xe có thể đi qua với tốc độ 45 dặm/giờ.
Vấn đề là đường cao tốc cũng được sử dụng trong mùa hè, khi nhiệt độ có thể lên tới 90 độ và lượng mưa rất nhiều. Lúc này con đường đã biến thành một dòng chảy ngập trong bùn lầy. Và đây không phải là một con đường hẻo lánh - mỗi mùa hè, hàng trăm phương tiện đi trên đường bị mắc kẹt trong giao thông ùn tắc kéo dài nhiều ngày.
Con đường cắt qua sân bay
Con đường này là một trong những cơn ác mộng của nhiều lái xe. Đó là đường Winston Churchill, nằm ở Gibraltar sát biên giới Tây Ban Nha. Đây là một trong những con đường kỳ lạ nhất hành tinh khi nó đi cắt ngang qua sân bay Quốc tế Gibraltar.
Sân bay quốc tế Grbraltar nằm trên vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc quyền quản lý của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Được xây dựng từ Thế chiến thứ II, sân bay phục vụ Không quân Hoàng gia Anh, nhưng cũng khai thác các chuyến bay dân sự. Sân bay này hiện đang chia sẻ đường băng với tuyến đường quốc lộ rất nhộn nhịp trên đảo là đường Winston Churchill. Khi máy bay cất và hạ cánh, tuyến đường cho 4 làn xe này bị chặn lại.
Tại điểm giao nhau giữa đường băng và đường quốc lộ chỉ có một hàng rào chắn. Khi máy bay cất và hạ cánh, hàng rào làm nhiệm vụ chắn các phương tiện giao thông trên đường. Khi đó một hàng dài các ô tô và người đi bộ phải dừng lại chờ máy bay. Thời gian trung bình các phương tiện giao thông lưu thông trên quốc lộ Winston Churchill chừng 10 phút. Nhưng vào ngày cao điểm, khu vực giao với đường băng có thể phải đóng cửa tới 2 tiếng.
Đường cao tốc Hanshin xuyên qua một tòa nhà
Không dễ để xây dựng một đường cao tốc mới ở Nhật Bản, vì đây là một trong những nơi đông đúc nhất trên thế giới. Nơi đây cũng có một con đường buộc phải đâm xuyên qua một tòa nhà bởi người ta không thể phá hủy cả dãy nhà này đi để làm một con đường và người Nhật không để những thứ nhỏ nhặt như vậy ngăn cản sự phát triển của họ.
Vào giữa những năm 1980, thành phố Osaka muốn thêm một số đường dốc vào đường cao tốc Hanshin. Tuy nhiên, như trường hợp của nhiều thành phố Nhật Bản, không gian rất hiếm hoi. Đường cao tốc Hanshin bị vướng ở tòa nhà Gate Tower, việc đàm phán không hề có tác dụng, đặc biệt là khi chủ sở hữu của tòa nhà từ chối không nhường một cm đất nào. Cuối cùng đường cao tốc bị treo như một cây cầu xuyên qua tòa nhà. Và được chủ sở hữu tòa nhà liệt kê chính xác "đường cao tốc Hanshin” là người thuê tầng 5 đến tầng 7.
Cầu Vịnh Chesapeake chạy dưới nước
Nếu bạn đang lái xe trên Cầu Vịnh Chesapeake ở Mỹ và bạn nhận thấy ở phía trước hình như cây cầu đang chìm dần xuống. Bạn có thể lao xuống nước chăng? Bạn sẽ không bị chết đuối, khoảng trống đó là nơi cây cầu biến thành một đường hầm.
Sáng tạo Frankenstein được ra đời vào năm 1956, khi các nhà thiết kế nhận ra xây dựng một cây cầu trên vịnh Chesapeake dài 112 km là một rủi ro lớn. Cây cầu được hoàn thành vào năm 1964 nối vùng đông nam Virginia với bán đảo Delmarva. Toàn bộ công trình phức hợp gồm hai cầu cao, hai cầu thấp và hai hầm song song dài 28 km, phần lớn nổi ở trên mặt nước nhờ 5.000 trụ cầu. Và để đảm bảo giao thông đường thủy, một phần công trình được dìm xuống nước, tạo thành đường hầm dài hơn 3 km. Hệ thống cầu và hầm được coi như là “thành tựu xây dựng xuất sắc nhất nước Mỹ” năm 1965 và từng được chọn là “Một trong bảy kỳ quan xây dựng của thế giới hiện đại".
Đường cao tốc Karakoram
Đường cao tốc Karakoram kết nối Pakistan và Trung Quốc thông qua một dãy núi nguy hiểm cùng tên. Đây là con đường quốc tế trải nhựa cao nhất thế giới với độ cao khoảng 4.700 m.
Đường cao tốc Karakoram được gọi là "Đường cao tốc hữu nghị" do liên kết giữa hai quốc gia. Sau 20 năm xây dựng đầy nguy hiểm, con đường đã lưu thông vào năm 1986.
Nó ngay lập tức trở thành một trong những con đường nguy hiểm nhất thế giới bởi những khi mưa bão nổi cơn thịnh nộ thả những tảng đá lớn xuống con đường khiến các phương tiện bay khỏi những khúc cua nguy hiểm hoặc nhấn chìm cả con đường lẫn những ngôi làng gần đó dưới hàng trăm mét khối nước.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận