Công nghệ

Sao chổi lạ hướng thẳng về Trái Đất

13/02/2017, 14:43
image

Một sao chổi mang ánh sáng lạ đã hướng về Trái Đất trong ngày 12/2 vừa qua.

comet-45PHonda-Mrkos-Pajdusakova-Gerald-Rhemann-Na

Sao chổi mang tên 45P/Honda-Mrkos-Pajdusako.

Một sao chổi mang tên 45P/Honda-Mrkos-Pajdusako với hình quả cầu màu xanh lá hướng về Trái Đất trong ngày 12/2 vừa qua, theo Independent.

Sao chổi 45P/Honda-Mrkos-Pajdusako có kích thước nhỏ và chỉ được quan sát rõ khi dùng ống nhòm hoặc kính thiên văn. Theo các nhà khoa học, sao chổ này di chuyển với vận tốc 82.000km/h.

Được biết, loại ánh sáng xanh lạ mắt của sao chổi nêu trên chính là Diatomic carbon, hay còn gọi là dicarbon với công thức C2. Dạng khí ga này chỉ tồn tại trên 3.642 độ C.

Trước đó, vào ngày 11/2, sao chổi 45Pchỉ cách Trái Đất 7,4 triệu dặm và trở thành sao chổi thứ 8 gần Trái Đất nhất kể từ khi hoạt động theo dõi bắt đầu năm 1950. 

Các nhà nghiên cứu cho biết mọi người có thể quan sát sao chổi 45P bằng mắt thường khi sao chổi này xuất hiện trên bầu trời trước thời điểm bình minh trong tuần này.

 Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.