Cô Trần hiện là nghiên cứu sinh, chồng cô là tiến sĩ. Sau khi kết hôn, cả 2 nhanh chóng sinh con và đặt rất nhiều kỳ vọng lên con mình. Họ tin rằng, con của mình chắc chắn sẽ thông minh như bố mẹ và có triển vọng trong tương lai. Chính vì thế, đứa trẻ ngay từ nhỏ đã được giáo dục một cách nghiêm khắc nhưng thành tích ở mức bình thường.
Sau khi con cái vào trường trung học cơ sở, cô Trần cho rằng đây là giai đoạn bước ngoặt quan trọng nên nghiêm khắc thúc giục con học. Ngày nào cô cũng ép con học tới 10 giờ đêm, thậm chí không có ngày nghỉ cuối tuần.
Ảnh minh họa.
Quả thật, việc duy trì thời gian biểu học như thế này đã giúp đứa trẻ cải thiện điểm số đáng kể. Vì cả 2 vợ chồng đều là những người có học thức cao họ có yêu cầu rất lớn đối với việc học của con cái. Cô Trần còn nói rằng, trẻ con ngày nay nếu không học hành chăm chỉ rất dễ bị đào thải trong xã hội, sự cạnh tranh bây giờ rất khốc liệt.
Việc học của con cô Trần đã dần ổn định, nắm chắc trong tay một suất vào trường THPT trọng điểm của thành phố. Thế nhưng, vào một ngày, bỗng nhiên con của cô Trần không muốn đi học nữa và trở nên nổi loạn. Dù bố mẹ nói gì hay làm gì đi chăng nữa, đứa trẻ vẫn một mực không nghe lời.
Cô Trần luôn cho rằng, mọi thứ mình làm đều vì lợi ích con cái, tại sao chúng lại phản kháng như vậy.
Trên thực tế, nếu bố mẹ muốn nuôi dạy con cái trở thành người ưu tú nhưng dựa vào ép buộc một cách nghiêm khắc như vậy, sau cùng sẽ không đạt được kết quả như mong đợi, thậm chí còn khiến đứa trẻ trở nên nổi loạn hơn.
Vậy bố mẹ nên yêu thương, rèn con thế nào mới hiệu quả?
Sau 30 năm, những đứa con của 2 gia đình này sẽ có triển vọng nhất
- Gia đình yêu thương con cái nhưng có nguyên tắc
Gia đình là nơi con cái cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ. Dù bố mẹ có thương con đến mấy cũng cần phải có những nguyên tắc rõ ràng trong việc dạy dỗ.
Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường này sẽ tự tin và có động lực hơn. Suy cho cùng, tình yêu thương chính là động lực thúc đẩy mọi hành động.
Bởi vì trẻ biết rằng, dù chúng làm gì thì sau lưng vẫn luôn có bố mẹ mình ủng hộ, có thất bại cũng không sợ hãi. Nhiều người thành công đều có chung đặc điểm này, dù thất bại hết lần này đến lần khác, họ vẫn kiên trì đến cùng để giành chiến thắng.
Những đứa trẻ chưa bao giờ cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ hoặc không có sự hỗ trợ của bố mẹ khi còn nhỏ, chúng thường tự ti, hay sợ sệt và dễ dàng bỏ cuộc.
- Gia đình cho con cái có tiếng nói
Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình này thường rất sáng tạo, có nhiều ý tưởng và dám thể hiện ý kiến của mình. Trong xã hội ngày nay, có không ít người vì sợ bản thân bị “đì” nên không dám đưa ra ý kiến cũng như từ chối khi người khác nhờ vả.
Tuy nhiên, những đứa trẻ ngay từ đó đã được bố mẹ khuyến khích bày tỏ ý kiến của bản thân, chúng thường tự tin và dám đối mặt với khó khăn, bất công trong xã hội.
Ngược lại, trong một số gia đình, bố mẹ cho rằng bản thân là người có quyền lực nhất, không cho phép con cái đưa ra ý kiến, thậm chí không tôn trọng ý kiến của con cái. Họ cho rằng, trẻ con thì biết gì nên không cần thiết phải nghe ý kiến của con. Những đứa trẻ đã quen với việc bị từ chối, dần dần chúng sẽ không dám nói hay làm gì cả, ngay cả khi chúng thấy điều đó là bất công với mình.
Tóm lại, việc dạy dỗ con cái nên bắt đầu càng sớm càng tốt, nếu không sau này bố mẹ có hối hận cũng vô ích.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận