Trong chương trình “Mẹ đa năng” của Đài Loan, bác sĩ chuyên Khoa Thận Hồng Vĩnh Tuy kể về một trường hợp khá đau lòng. Theo đó, bệnh nhân là một người mẹ có tiền sử cao huyết áp và mỡ máu. Đặc biệt, sau khi đi đại tiện phân có máu, người mẹ này mới hoảng hốt đến bệnh viện và được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 2.
Sau khi hỏi về thói quen, bác sĩ Hồng biết được bệnh nhân có 3 đứa con. Vì các con của cô đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển nên ăn rất nhiều. Cô thường nấu rất nhiều thức ăn, có những bữa thức ăn thừa rất nhiều, để tránh lãng phí cô thường cất lại trong tủ lạnh và hâm đi hâm lại nhiều lần.
Bác sĩ chuyên Khoa Thận Hồng Vĩnh Tuy.
Bác sĩ Hồng từng nhắc nhở người mẹ này một lần, rằng việc hâm thức ăn thừa nhiều lần có thể gây hại cho tim và thận, tốt hơn hết nên vứt bỏ một số thực phẩm đã nấu chín. Không ngờ rằng, 3 tháng sau đó, tình trạng béo phì, mỡ máu, huyết áp của cô vẫn như cũ, thậm chí phân có máu. Khi nội soi đại trực tràng thì phát hiện ra ung thư.
Trước đây, người mẹ này từng có tiền sử bị viêm dạ dày ruột cấp tính do ăn thịt thừa thường xuyên. Thay vì đi khám, hỏi ý kiến của bác sĩ, sau đó cô tin rằng thay vì là thịt, rau xanh sẽ an toàn hơn. Có nhiều bữa lỡ nấu quá nhiều rau, cô thản nhiên cho vào hộp rồi cho vào tủ lạnh, để qua đêm cho ngày mai sử dụng.
Bác sĩ Hồng cảnh báo các loại rau để qua đêm, đặc biệt là rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, cần tây…, sau khi chín, hàm lương nitrit độc hại sẽ được tạo ra do vi khuẩn phân huỷ rất cao, nhất là để hơn 8 tiếng. Nếu chúng kết hợp với các thực phẩm chứa amin sẽ tạo thành nitrosamine, “nó là chất gây ung thư mạnh đối với dạ dày, thực quản và đại trực tràng”.
Một trong những thói quen mà nhiều người mắc phải nhất, vô tình khiến tế bào ung thư hình thành, đó là khi ăn lẩu còn lở dở quá nhiều thức ăn, vứt thì tiếc nên họ cho vào tủ lạnh, hôm sau lấy ra hâm lại rồi cho các nguyên liệu khác vào ăn tiếp.
Nếu là lẩu hải sản, hay lẩu chứa nhiều rau xanh, tảo bẹ, các nghiên cứu chỉ ra rằng, nồng độ nitrit sẽ tăng lên sau 30 phút nấu chín. Một khi tiêu thụ một lượng lớn thức ăn chứa chất đạm amine, nó sẽ kết hợp thành nitrosamine. Vì vậy, nếu bạn muốn uống lẩu, nên uống trong 30 phút đầu tiên. Khi lẩu sôi, nó thường được thêm vào rất nhiều thực phẩm khác chứa các chất phụ gia nhiều ion natri, phốt phát, nitrat, vi khuẩn trong súp có thể bị tiêu diệt bằng cách đun nóng, nhưng các hợp chất sẽ được cô đặc lại sau khi đun, khiến nồng độ chất độc tăng cao.
Bác sĩ Hồng cho biết, lẩu là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, nhưng các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẽ còn sót lại trong nước súp. Do đó, nước lẩu nên tiêu thụ trong 30 phút đầu tiên và các nguyên liệu sẽ ngon sau 30 phút.
Trạch Phụng Anh, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, rau củ thừa sau khi nấu chín có nhiều khả năng chứa chất gây ung thư là nitrit.
Lý giải thêm, bà cho biết, khi rau hấp thụ phân đạm từ đất, chúng dự trữ nitơ ở dạng nitrat, sau đó tổng hợp các axit amin và protein. Các loại rau xanh lá thường chứa hàm lượng nitrat cao nhất, chẳng hạn như cải bó xôi, cần tây.
Nitrat trong rau củ sẽ bị vi khuẩn khử từ từ thành nitrit, nó có hàm lượng cao nhất trong các loại thức ăn thừa. Trong trường hợp bình thường, nó sẽ không gây hại cho cơ thể con người, nhưng nếu ăn quá nhiều, nitrit sẽ tạo ra nitrosamine quá mức trong môi trường axit của dạ dày, sẽ gây ung thư.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận