Thời sự Quốc tế

Sự đối lập giữa nhà ga hiện đại lớn nhất Đông Nam Á và nhà ga cổ ở Bangkok

30/01/2023, 17:24

Thái Lan vừa đưa vào vận hành nhà ga đường sắt lớn nhất Đông Nam Á nhưng nhiều người dân vẫn luyến tiếc nhà ga cổ kính hơn 100 tuổi.

Thủ đô Thái Lan vừa đưa vào vận hành nhà ga đường sắt lớn nhất Đông Nam Á nhưng nhiều người dân vẫn luyến tiếc nhà ga cổ kính hơn 100 tuổi nằm giữa Bangkok.

Thủ đô Thái Lan vừa đưa vào vận hành nhà ga đường sắt lớn nhất Đông Nam Á nhưng nhiều người dân vẫn luyến tiếc nhà ga cổ kính hơn 100 tuổi nằm giữa Bangkok.

Nhà ga có hai tên: một tên do nhà Vua đặt là Krung Thep Aphiwat; còn một tên rút gọn  là Bang Sue - được đặt theo tên khu vực thuộc Bangkok, nơi nhà ga tọa lạc. 
Chính phủ Thái Lan cho biết, cơ sở hạ tầng quy mô lớn, hiện đại nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok sẽ giúp tăng cường vị thế của đất nước trở thành trung tâm khu vực và thúc đẩy kinh tế.

Nhà ga có hai tên: một tên do nhà Vua đặt là Krung Thep Aphiwat; còn một tên rút gọn là Bang Sue - được đặt theo tên khu vực thuộc Bangkok, nơi nhà ga tọa lạc. Chính phủ Thái Lan cho biết, cơ sở hạ tầng quy mô lớn, hiện đại nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok sẽ giúp tăng cường vị thế của đất nước trở thành trung tâm khu vực và thúc đẩy kinh tế.

Theo ông Takun Indarachome - Giám đốc điều hành giao thông thuộc Công ty Đường sắt quốc gia Thái Lan, chi phí xây dựng nhà ga mới, bao gồm nhà ga, đường ray xe lửa trên cao và nhà ga kết nối với hệ thống giao thông công cộng của Bangkok, là khoảng 1 tỷ USD.

Theo ông Takun Indarachome - Giám đốc điều hành giao thông thuộc Công ty Đường sắt quốc gia Thái Lan, chi phí xây dựng nhà ga mới, bao gồm nhà ga, đường ray xe lửa trên cao và nhà ga kết nối với hệ thống giao thông công cộng của Bangkok, là khoảng 1 tỷ USD.

Hầu hết dịch vụ đường sắt đường dài nội địa và quốc tế của Thái Lan sẽ phải đi qua nhà ga mới.
Chuyến tàu đầu tiên rời nhà ga này là tới Sungai Kolok – biên giới phía Nam của Thái Lan và Malaysia.

Hầu hết dịch vụ đường sắt đường dài nội địa và quốc tế của Thái Lan sẽ phải đi qua nhà ga mới. Chuyến tàu đầu tiên rời nhà ga này là tới Sungai Kolok – biên giới phía Nam của Thái Lan và Malaysia.

Hoạt động xây dựng nhà ga mới trùng hợp với nhiều dự án quan trọng mở rộng hệ thống đường sắt tại Thái Lan và các nước khác ở Đông Nam Á, chủ yếu được thúc đẩy qua Sáng kiến hạ tầng Vành đai, Con đường của Trung Quốc và công nghệ đường sắt tốc độ cao của nước này.

Hoạt động xây dựng nhà ga mới trùng hợp với nhiều dự án quan trọng mở rộng hệ thống đường sắt tại Thái Lan và các nước khác ở Đông Nam Á, chủ yếu được thúc đẩy qua Sáng kiến hạ tầng Vành đai, Con đường của Trung Quốc và công nghệ đường sắt tốc độ cao của nước này.

Nhà ga 4 tầng trải dài trên diện tích khoảng 3,2 triệu m2, nơi đây từng được sử dụng làm khu vực để tiêm phòng vaccine Covid-19 miễn phí. 
Nhà ga có 24 đường ray tại 12 sân ga, cho phép nhà ga này có thể xử lý tới 40 tàu cùng một lúc. Vào lúc đỉnh điểm, nơi đây có thể đón 600.000 khách/ngày, gấp 10 lần công suất nhà ga cổ Hua Lamphong của Bangkok.

Nhà ga 4 tầng trải dài trên diện tích khoảng 3,2 triệu m2, nơi đây từng được sử dụng làm khu vực để tiêm phòng vaccine Covid-19 miễn phí. Nhà ga có 24 đường ray tại 12 sân ga, cho phép nhà ga này có thể xử lý tới 40 tàu cùng một lúc. Vào lúc đỉnh điểm, nơi đây có thể đón 600.000 khách/ngày, gấp 10 lần công suất nhà ga cổ Hua Lamphong của Bangkok.

Tại đây còn có phòng kiểm soát siêu hiện đại, nhiều bảng/màn hình kiểm soát hoạt động và đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ. Hình ảnh từ hơn 120 camera an ninh sẽ được phân tích bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Trong các khu vực công cộng, nhà ga này còn được trang bị nhiều robot thông minh để hỗ trợ hành khách, xe lăn thông minh để hỗ trợ khách khuyết tật mà không cần sự trợ giúp của người khác.

Tại đây còn có phòng kiểm soát siêu hiện đại, nhiều bảng/màn hình kiểm soát hoạt động và đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ. Hình ảnh từ hơn 120 camera an ninh sẽ được phân tích bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Trong các khu vực công cộng, nhà ga này còn được trang bị nhiều robot thông minh để hỗ trợ hành khách, xe lăn thông minh để hỗ trợ khách khuyết tật mà không cần sự trợ giúp của người khác.

Trải nghiệm nhà ga trong dịp về nhà nghỉ lễ, ông Theerawat Peangda, một hành khách cho biết: “Hôm nay là ngày đầu tiên chuyển dịch vụ từ nhà ga cổ Hua Lamphong về đây, rất nhiều người vẫn chưa biết và nhà ga còn vắng. Theo quan sát của tôi nhà ga này rất đẹp và tiện lợi”.

Trải nghiệm nhà ga trong dịp về nhà nghỉ lễ, ông Theerawat Peangda, một hành khách cho biết: “Hôm nay là ngày đầu tiên chuyển dịch vụ từ nhà ga cổ Hua Lamphong về đây, rất nhiều người vẫn chưa biết và nhà ga còn vắng. Theo quan sát của tôi nhà ga này rất đẹp và tiện lợi”.

Tuy nhiên, với một số người dân địa phương, sự xuất hiện của nhà ga siêu to và hiện đại này có thể là dấu chấm hết cho nhà ga cổ Hua Lamphong, được thiết kế theo lối kiến trúc cũ của Italy, đã đi vào hoạt động từ năm 1916. Trong ảnh là nhà ga Hua Lamphong nhìn từ trên cao

Tuy nhiên, với một số người dân địa phương, sự xuất hiện của nhà ga siêu to và hiện đại này có thể là dấu chấm hết cho nhà ga cổ Hua Lamphong, được thiết kế theo lối kiến trúc cũ của Italy, đã đi vào hoạt động từ năm 1916. Trong ảnh là nhà ga Hua Lamphong nhìn từ trên cao

Hua Lamphong nằm bên rìa Phố Hoa tại Bangkok ở trung tâm thủ đô Bangkok. Với nhiều người dân thủ đô, nhà ga này là nơi đi lại, mưu sinh của biết bao thế hệ từ những lao động nông thôn lên thành thị kiếm việc làm cho tới những khách du lịch muốn tới phía nam để hưởng không khí êm dịu tại các khu nghỉ dưỡng bên bờ biển. 
Hiện tại, chỉ còn vài tuyến đường qua nhà ga này còn hoạt động, khoảng 62 tàu vẫn sử dụng nhà ga này/ngày.

Hua Lamphong nằm bên rìa Phố Hoa tại Bangkok ở trung tâm thủ đô Bangkok. Với nhiều người dân thủ đô, nhà ga này là nơi đi lại, mưu sinh của biết bao thế hệ từ những lao động nông thôn lên thành thị kiếm việc làm cho tới những khách du lịch muốn tới phía nam để hưởng không khí êm dịu tại các khu nghỉ dưỡng bên bờ biển. Hiện tại, chỉ còn vài tuyến đường qua nhà ga này còn hoạt động, khoảng 62 tàu vẫn sử dụng nhà ga này/ngày.

Ông Prathuang Ruengsamut, một hành khách 68 tuổi, chia sẻ khi đang đợi tàu ở Hua Lamphong cho biết: “Tôi không muốn di chuyển tới nhà ga lớn. Tôi muốn duy trì hoạt động ở đây hơn. Chỉ cần cải tạo nơi này một chút là sẽ ổn thôi.”

Ông Prathuang Ruengsamut, một hành khách 68 tuổi, chia sẻ khi đang đợi tàu ở Hua Lamphong cho biết: “Tôi không muốn di chuyển tới nhà ga lớn. Tôi muốn duy trì hoạt động ở đây hơn. Chỉ cần cải tạo nơi này một chút là sẽ ổn thôi.”

Vì tình cảm của người dân với nhà ga cũ sâu nặng như vậy nên đến nay nhà ga này mới được duy trì. Tất cả các kế hoạch phá dỡ nhà ga đều bị phản đối kịch liệt buộc giới chức phải rút lại.

Vì tình cảm của người dân với nhà ga cũ sâu nặng như vậy nên đến nay nhà ga này mới được duy trì. Tất cả các kế hoạch phá dỡ nhà ga đều bị phản đối kịch liệt buộc giới chức phải rút lại.

“Nếu chính quyền đóng cửa và biến nơi đây thành bảo tàng thì nhà ga sẽ trở thành vô hồn. Để mọi người tiếp tục sử dụng thì tốt hơn nhiều” – ông Thanong Thooptian, 61 tuổi, người thường xuyên đi tàu từ Hua Lamphong cho biết.

“Nếu chính quyền đóng cửa và biến nơi đây thành bảo tàng thì nhà ga sẽ trở thành vô hồn. Để mọi người tiếp tục sử dụng thì tốt hơn nhiều” – ông Thanong Thooptian, 61 tuổi, người thường xuyên đi tàu từ Hua Lamphong cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.