Giáo dục

Sự khác biệt giữa kỷ luật và ép buộc trong quá trình nuôi dạy con cái

02/10/2021, 01:00

Tùy theo từng gia đình sẽ có mức độ kỷ luật hoặc ép buộc con cái trong vấn đề học tập khác nhau.

Dưới một góc độ nào đó, đôi lúc bạn cũng sẽ khó phân biệt được giữa việc “kỷ luật: và “ép buộc” trong việc nuôi dạy con cái. Ngay cả khi bố mẹ nghĩ rằng, mình cần phải làm vậy để kỷ luật con cái nhưng thực chất đó lại là hành động mang tính cưỡng ép.

Chẳng hạn như trong vấn đề học tập, việc duy trì thói quen học đúng giờ là một phần của tính kỷ luật nhưng không ít đứa trẻ lại cho rằng, bố mẹ đang ép chúng làm những gì mình không muốn. Nói cách khác, các tiêu chuẩn về kỷ luật và ép buộc khác nhau ở mỗi người.

img

Nhìn chung, kỷ luật là một sự rèn luyện theo nề nếp để hướng tới những điều tốt đẹp, trẻ hiểu được vấn đề sẽ nghe lời theo mà không có sự phản kháng. Còn ép buộc tuy là một cách giáo dục cũng hướng tới những điều tốt đẹp nhưng chỉ đứng trên mỗi phương diện của bố mẹ, trẻ miễn cưỡng nghe theo chứ trong lòng không phục, hiệu quả mang lại không cao.

Mặc dù mục đích giống nhau nhưng quá trình để đạt được lại khác nhau. Cho dù để đứa trẻ làm điều đó trong khi khóc hay để chúng tự mình muốn làm đều có cùng một kết quả. Vì vậy, tùy thuộc vào từng đứa trẻ và hoàn cảnh gia đình sẽ quyết định sử dụng phương pháp nào.

Sự khác nhau giữa “kỷ luật” và “ép buộc”

Kỷ luật: Bố mẹ quan tâm tới tình trạng của con cái hiện tại, đưa ra những quy tắc thiết thực, giải thích cho chúng hiểu tại sao cần phải kỷ luật bản thân thì mới đạt được điều mình muốn.

Ép buộc: Bố mẹ không quan tâm tới cảm xúc của con cái. Họ chỉ quan tâm tới những gì bản thân muốn và ép con cái phải nghe theo bằng mọi giá.

Hãy lấy một ví dụ về việc đứa trẻ làm bài tập về nhà để có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa 2 khái niệm này.

img

- Kỷ luật

Bố mẹ thường chỉ dạy con cái nên làm việc gì, nên tránh cái gì trong cuộc sống hằng ngày. Đối với một đứa trẻ, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng là việc học và bài tập về nhà là một trong những việc bắt buộc phải làm. Trẻ sau khi nghe bố mẹ nói xong sẽ hiểu và nhận ra bản thân cần phải làm gì.

Ngoài việc học ra, trẻ còn có những việc riêng khác của mình. Vì vậy, bố mẹ sẽ thảo luận với trẻ những quy tắc 2 bên cần thống nhất, chẳng hạn như khung giờ học là bao giờ, cần học trong bao lâu hay làm xong hết bài tập mới được phép đi chơi.

Quá trình tự kỷ luật này không chỉ áp dụng riêng trong học tập mà còn ở nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Nhìn chung, đây là một thói quen tốt mỗi người cần được hình thành thói quen ngay từ nhỏ.

Vì trạng thái ham thích việc học được tạo ra một cách tự nhiên dựa trên động lực từ bản thân trẻ nên cảm xúc tiêu cực hoàn toàn không xuất hiện nhiều.

- Ép buộc

Khi bố mẹ ra lệnh: “Con bài tập ngay cho bố!”. Câu nói này hoàn toàn là một sự ép buộc từ phía bố mẹ, con cái cũng chẳng vui vẻ và hứng thú với việc học. Nếu bố mẹ nói những câu như vậy hằng ngày, trẻ sẽ quen dần và không muốn nghe lời nữa.

img

Trong trường hợp này, một số bố mẹ thấy con mình quá lì đành phải sử dụng biện pháp mạnh hơn là vũ lực, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Từ việc ép buộc con cái làm bài tập về nhà, chúng sẽ dần chán ghét việc học và càng khiến bố mẹ thất vọng, bất lực với việc học của con mình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.