Y tế

Tài tử Hàn Quốc hồi phục kỳ diệu sau khi mắc ung thư gan nhờ điều này

27/04/2021, 12:00

Kim Jung Tae được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn đầu vào tháng 10 năm 2018.

Kim Jung Tae sinh năm 1972, ông là một nam diễn viên người Hàn Quốc. Ông ra mắt công chúng lần đầu vào năm 1999 với bộ phim "The Uprising" và kể từ đó đã thu hút sự chú ý của khán giả với nhiều phân cảnh trong "Bad Guy" và "Oh My Venus", đặc biệt là vai chính trong bộ phim tình cảm lấy đi nhiều nước mắt “Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7”.

img

Kim Jung Tae trong phim Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7

Khi phát hiện ra mình mắc bệnh, ông đã rút khỏi bộ phim "Empress"s Dignity" (Hoàng hậu cuối cùng) của đài SBS, trong đó ông đóng vai Ma Pil Joo, cánh tay phải đồng thời là người bạn tâm giao của hoàng đế.

img

7 tháng sau, Kim Jung Tae đã trải qua một cuộc phẫu thuật gan. Ông phải cắt bỏ những phần gan có vấn đề. Sau đó, Kim Jung Tae hồi phục nhanh chóng, thậm chí ông chia sẻ rằng tình trạng sức khỏe của mình còn tốt hơn so với trước khi bệnh ung thư được phát hiện.

Hiện tại, Kim Jung Tae đang sinh sống ở thành phố Busan cùng vợ và 2 con. Ông đã quay trở lại ngành giải trí với sức khỏe hoàn toàn ổn định.

Ung thư gan là một căn bệnh phổ biến và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ làm tăng khả năng khỏi bệnh. Trường hợp của tài tử Kim Jung Tae cũng vậy, nhờ phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu nên việc phẫu thuật và phục hồi của ông đều suôn sẻ.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự khởi phát của ung thư gan bao gồm:

1. Nhiễm virus viêm gan: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm vi rút viêm gan (chủ yếu bao gồm vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C) là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư gan, trong đó vi rút viêm gan B là phổ biến nhất.

2. Uống rượu: Uống rượu trong thời gian dài, đặc biệt là người nghiện rượu dễ bị viêm gan do rượu và xơ gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan.

3. Một số thói quen trong chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan, chẳng hạn như tiêu thụ lâu dài thực phẩm chứa nitrosamine, thực phẩm mốc, nước uống không sạch.

4. Sự xuất hiện của ung thư gan ở một số khu vực cũng có thể liên quan đến bệnh nhiễm ký sinh trùng nhất định.

5. Yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò nhất định trong việc xuất hiện ung thư gan.

img

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư gan?

Thật không may, nguyên nhân của bệnh ung thư gan vẫn chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. Hiện tại, người ta chỉ biết một số yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư gan, vì vậy nguy cơ ung thư chỉ được giảm ở một mức độ hạn chế.

Theo quan điểm của các yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư gan, các biện pháp sau đây có thể được thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh:

1. Biện pháp phòng ngừa ung thư gan hiệu quả nhất là phòng và điều trị bệnh viêm gan vi rút.

Đầu tiên là cắt đứt đường lây truyền của virus viêm gan, cố gắng tránh lây nhiễm như chú ý vệ sinh cá nhân, tăng cường bảo vệ, hiểu rõ và tuân thủ quy định khi truyền máu, tránh hoặc giảm truyền máu khi không cần thiết.

Cách phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nhất là thực hiện tiêm phòng vắc xin viêm gan B, đặc biệt cần chú ý ngăn chặn sự lây truyền theo chiều dọc của vi rút viêm gan B từ mẹ sang con.

Những người bị nhiễm vi rút phải tăng cường giám sát và điều trị kháng vi rút cần thiết. Ngoài ra, đừng quá sức trong công việc và sinh hoạt hàng ngày, hãy chú ý bảo vệ khả năng miễn dịch của cơ thể.

img

2. Bỏ thuốc lá và rượu. Hút thuốc và uống rượu là những yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư gan. Bỏ hút thuốc và uống rượu là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa căn bệnh này.

3. Tránh ăn thực phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng, ẩm mốc, nguyên liệu càng tươi càng tốt, chú ý thời gian bảo quản. Lưu ý điều kiện bảo quản thực phẩm để tránh ẩm mốc. Tránh nước uống không sạch, một số khu vực có vấn đề về nguồn nước cần chính quyền địa phương giải quyết từ nguồn.

4. Bệnh ung thư gan liên quan đến nhiễm ký sinh trùng hiện đã giảm nhưng vẫn có thể tồn tại ở một vài khu vực kém vệ sinh, việc này chủ yếu do bộ phận y tế và phòng chống dịch của địa phương giải quyết, nhưng với tư cách cá nhân thì cần phải hiểu rõ tình hình ở địa phương. Chú ý vệ sinh thức ăn, nước uống, tránh nhiễm ký sinh trùng, tẩy giun kịp thời.

5. Một số bệnh ung thư gan có yếu tố di truyền, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư gan cần chú ý tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trên, chủ động tầm soát ung thư gan.

6. Những người có nguy cơ cao bị ung thư gan (như người hút thuốc lá và nghiện rượu lâu năm, người mang vi rút viêm gan hoặc viêm gan mãn tính, và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư gan) nên chủ động tầm soát ung thư gan.

Khuyến cáo rằng các nhóm đối tượng có nguy cơ cao trên 40 tuổi nên siêu âm gan và huyết thanh 6 tháng một lần. Đối với xét nghiệm alpha-fetoprotein, nếu phát hiện các tổn thương đáng ngờ trong quá trình tầm soát, nên xem xét thêm chụp CT gan hoặc chụp cộng hưởng từ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.