Tập trung vào cảm xúc của trẻ
Khi thời gian dành cho cha mẹ và con cái tăng lên trong dịp nghỉ hè, cha mẹ hãy bớt kiểm soát, bớt làm phiền, cho con nhiều không gian riêng tư, lắng nghe tâm tư của con nhiều hơn.
Ở tuổi trưởng thành, trẻ rất nhạy cảm với những cảm xúc của mọi người xung quanh. Một lời động viên nhẹ nhàng và tình cảm như: “Con đã học rất tốt” cũng gia tăng mối liên kết lành mạnh giữa con cái và cha mẹ. Wang Ping, một chuyên gia giáo dục đặc biệt ở Thượng Hải (Trung Quốc) nhận thấy rằng, nền tảng quan trọng của mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái là thiết lập mối quan hệ, tạo cho trẻ đủ cảm giác an toàn, để trẻ cảm nhận được sự hỗ trợ tinh thần của cha mẹ, từ đó có sức mạnh tự trưởng thành và phát triển bản thân.
Lời khuyên của Wang Ping dành cho các bậc phụ huynh là trong kỳ nghỉ hè là hãy tập trung vào cảm xúc của trẻ. Lúc này không nên bổ sung kiến thức hàn lâm cho trẻ mà hãy hướng dẫn trẻ phát triển khả năng nhận thức, cảm xúc và xã hội trong quá trình khám phá, thích nghi và tương tác với thế giới bên ngoài, để trẻ có thể cảm nhận được mối liên hệ tình cảm với cha mẹ trong các hoạt động này và nâng cao cảm giác an toàn và giá trị của mình.
Cung cấp nhiều “hỗ trợ tốt” để trẻ cảm thấy mình có giá trị
“Đừng hỏi tại sao”,” “Làm nhanh đi, sao con cứ hay trì hoãn thế?”… là những câu nói dễ làm tổn thương cảm xúc của trẻ. Một số trẻ ngày càng ngại giao tiếp với cha mẹ, coi những lời cha mẹ nói là gánh nặng và làm ngược lại những gì mà cha mẹ mong muốn.
Trẻ càng nhỏ, chúng càng cần sự hỗ trợ của cha mẹ. Khi một đứa trẻ gặp phải những rắc rối và lo lắng về tình cảm, điều chúng cần nhất không phải là giáo dục, mà chính là cha mẹ, những người có thể hiểu, quan tâm và bao dung. Khi mối quan hệ của cha mẹ - con cái xảy ra mâu thuẫn và xung đột, điều quan trọng là cha mẹ không chỉ phải kiềm chế cảm xúc của mình, mà còn cần buông bỏ những lời rao giảng, phàn nàn và nắm vững các kỹ năng giao tiếp cần thiết giữa cha mẹ và con cái.
Lắng nghe là một khía cạnh quan trọng của kỹ năng giao tiếp. Cả cha mẹ và con cái đều cần học cách lắng nghe. Ngoài ra, thái độ giao tiếp cũng rất quan trọng. Giữa cha mẹ và con cái có khoảng cách về nhận thức rất rõ ràng. Suy nghĩ và quan điểm của trẻ thường khiến cha mẹ cảm thấy ngây thơ hoặc khó hiểu. Nhưng dù vậy, cha mẹ cũng không thể dễ dàng cắt ngang lời nói của trẻ, để tránh bỏ qua hoặc hiểu sai sự thật về vấn đề của trẻ.
Khi con làm bài không tốt, nhất là khi con gặp khó khăn, cha mẹ nên làm gì? Thay vì trực tiếp nói với trẻ "Làm thế nào để làm điều đó?", tốt hơn là cung cấp "hỗ trợ tốt" cho con. Đầu tiên cha mẹ có thể hỏi con "Con có cần mẹ giúp không? Con cần mẹ giúp như thế nào?", Sau đó nói chuyện với con về những khó khăn, vấn đề mà con đang gặp phải, bao gồm cả cách đối mặt với chúng. Sự hỗ trợ đắc lực từ cha mẹ giúp hình thành ý thức chủ động và trách nhiệm của trẻ. Trong quá trình hỗ trợ, hãy để con cái cảm thấy cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc của mình. Với sự thân thuộc và tình cảm yêu thương từ cha mẹ, trẻ em sẽ có nhiều khả năng phát triển các nhu cầu nâng cao trong học tập cũng như phát triển về nhận thức.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận