Núi lửa Vesuvius ử Pompeii phun trào vào ngày 24 tháng 10 năm 79 sau Công nguyên đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người chỉ trong 15 phút. Phần lớn nạn nhân chết do ngạt thở, bởi đám mây khổng lồ gồm tro núi lửa như thiêu đốt và các loại khí mà vụ phun trào giải phóng ra.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, người dân có thể sẽ sống sót nếu những dòng chảy chết người có tên pyroclastic tồn tại trong vài phút. Thế nhưng, trên thực tế cả thành phố bị nhấn chìm trong luồng khí này trong gần 20 phút.
Vào thế kỷ đầu tiên, Pompeii là một nơi rất sầm uất và giàu có. Tuy nhiên, chỉ sau 1 vụ phun trào, nó đã chôn vùi Pompeii và các thị trấn Oplontis, Stabiae và Herculaneum gần đó dưới tro, bùn và các mảnh đá. Ước tính ít nhất 2.000 người đã mất mạng sau vụ phun trào này.
Một số đã thiệt mạng do đá núi lửa, những người khác có thể bị giẫm đạp trong cơn hoảng loạn điên cuồng. Nhưng hầu hết đều bị nghẹt thở bởi dòng chảy pyroclastic, hỗn hợp dày đặc của carbon-dioxide và tro núi lửa chảy xuống mặt bên của ngọn núi lửa đang phun trào.
Những đám mây nguy hiểm hơn đối với con người so với dung nham vì chúng di chuyển nhanh hơn, tốc độ di chuyển lên đến 450mph và có thể đạt đến nhiệt độ 1.800 độ F (982 độ C)
Theo các nhà nghiên cứu trước đó, những đợt tăng nhiệt pyroclastic đầu tiên bắt đầu vào lúc nửa đêm, từ Vesuvius đến Pompeii trong vài phút ngắn ngủi, nhanh chóng bao phủ thành phố.
Làm việc với các đồng nghiệp tại Đại học Bari và Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh ở Edinburgh, Roberto Isaia, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Địa vật lý và Núi lửa Quốc gia ở Rome đã phát triển một mô hình để định lượng ảnh hưởng của các dòng chảy pyroclastic lên cư dân.
Các nhà nghiên cứu đã viết trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports rằng, tại Herculaneum, dưới chân núi lửa, nhiệt độ và cường độ của dòng pyroclastic cao đến mức khiến không một ai có thể tồn tại.
Pompeii ở xa hơn, vì vậy người dân có thể sống sót nếu dòng chảy chỉ kéo dài vài phút hoặc ít hơn. Tuy nhiên, theo mô hình nghiên cứu, đám mây đã nhấn chìm thành phố trong khoảng 17 phút, “đủ lâu để gây chết người bởi hơi thở của tro lơ lửng trong dòng chảy”.
Những nhà nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi kết luận rằng, ở những khu vực xa, nơi các tác động cơ học và nhiệt của dòng mật độ nhiệt dẻo bị giảm đi, thời lượng dòng chảy là chìa khóa để tồn tại. Tốc độ và thời gian của đám mây cho thấy hầu hết mọi người đều bị ngạt trên giường hoặc khi họ co ro trong nhà để đảm bảo an toàn”.
Isaia nói với trang The Guardian: “Các cư dân không thể tưởng tượng được những gì đang xảy ra. Người Pompeia sống với động đất, nhưng không phải phun trào, vì vậy họ bị bất ngờ và bị cuốn đi bởi đám mây tro bụi nóng đó”.
Tác giả người La Mã Pliny the Younger cho biết, một cột khói bốc lên từ Vesuvius, biến các thị trấn xung quanh nó trở nên đen như màn đêm, mặc dù vụ phun trào đã bắt đầu lúc 1 giờ chiều.
Trong 2 ngày, ngọn núi lửa đã giải phóng năng lượng gấp 100.000 lần nhiệt năng của những quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Nó cũng tạo ra một trận tuyết lở gồm tro nóng, đá và khí độc tràn xuống sườn núi lửa với tốc độ hơn 100 dặm / giờ, cuối cùng chôn vùi cư dân, gia súc, các ngôi nhà và tất cả những gì còn sót lại trong tro bụi và mảnh vỡ dày tới 30 mét.
Thành phố vẫn ẩn mình trong gần 1700 năm cho đến khi Pompeii được các kỹ sư quân sự Tây Ban Nha khám phá vào giữa thế kỷ 18. Ngày nay, tàn tích của Pompeii là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Nằm trên bờ biển phía tây của Ý, Vesuvius là ngọn núi lửa còn hoạt động duy nhất ở lục địa châu Âu.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, vụ phun trào nhấn chìm Pompeii không giết chết tất cả cư dân. Người ta ước tính có khoảng 2.000 người chết ở Pompeii và Herculaneum, nhưng các thành phố có dân số gần 20.000 người.
Theo một báo cáo năm 2019 trên tạp chí Analecta Romana, những người sống sót đã tái định cư ở các cộng đồng khác dọc theo bờ biển phía nam của Ý, nhiều người đã kết hôn với những người sống sót khác.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận