Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, 6 ngày nghỉ Tết (từ 29 tháng Chạp đến mùng 5 Tết Nguyên đán), tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 239.795 bệnh nhân, giảm 6% so với 6 ngày Tết Kỷ Hợi. Nhập viện điều trị nội trú 153.485 lượt bệnh nhân, giảm 4,7%. Chuyển viện 6.955 bệnh nhân, thực hiện 305 ca phẫu thuật chấn thương sọ não, trong đó 18.142 ca phẫu thuật chấn thương sọ não do các nguyên nhân.
Tình hình khám cấp cứu TNGT, tính đến 7 giờ sáng ngày Mùng 5 Tết, sau 6 ngày nghỉ Tết đã có 30.406 ca khám, cấp cứu, giảm 17,8% so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi. Số ca khám, cấp cứu liên quan đến TNGT chiếm 12,7% trong tổng số khám, cấp cứu chung. Trong đó 12.015 trường hợp phải nhập viện điều trị chiếm 39,5% trong tổng số khám, cấp cứu liên quan đến TNGT, tăng 4,3%. Có 136 trường hợp tử vong do TNGT, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, nhiều hơn 9 ca so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi 2019.
Cũng trong 6 ngày nghỉ Tết, 321 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, nhiều hơn 34 ca so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi, không có ca tử vong. Trong đó, có 105 trường hợp cấp cứu do vũ khí, vật liệu nổ khác, có 1 ca tử vong do bị bắn.
Theo Bộ Y tế, số ca cấp cứu do chất nổ khác tăng cao so với Tết Kỷ Hợi 2019 là do năm nay Bộ thu thập cả số cấp cứu do vũ khí cùng vật liệu nổ khác.
Trong 6 ngày nghỉ Tết, có 3.508 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau, chiếm 1,8% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, 53% trong số đó 2.622 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và đã có 6 trường hợp tử vong so với 12 ca cùng kỳ Tết Kỷ Hợi.
Trong 3 ngày Tết đã có 2.031 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá, chiếm 1,1% trong tổng số khám, cấp cứu. Trong đó 515 ca ngộ độc rượu, bia, 415 ca ngộ độc thức ăn tự chế biến, 1 ca tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử).
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận