Hang Phật Kizil theo ngôn ngữ địa phương của người Duy Ngô Nhĩ là "Minh Ổ Y Kizil" có nghĩa là “ngôi nhà ngàn gian ở Kizil”. Các hang động trải dài 3 km theo hướng đông nam gồm 339 hang đá có thể nhìn thấy, trong đó có 269 hang động được đánh số và số hang còn lại đang ẩn sâu dưới núi. Trong đó có 80 hang còn lưu giữ nguyên những bức họa cổ ở trên tường.
Vị trí của hang Kizil nằm ngay sườn dãy núi, xung quanh có hồ và thung lũng vô cùng đẹp và thơ mộng.
Lối vào hang Kizil có chỉ dẫn bằng bia đá
Ngay khuôn viên khu danh thắng là pho tượng lớn vị đại sư nổi tiếng Cựu Ma La Thập, người được cho quốc bảo của Khâu Từ. Ông là một trong một dịch giả kinh Phật có sức ảnh hưởng lớn đối Trung Quốc và nổi tiếng chỉ sau Đường Tam Tạng.
Tượng Cựu Ma La Thập trong khuôn viên hang Kizil
Hang Kizil tồn tại cách đây 2000 năm, xuất hiện sớm hơn hang Mogao ở Hoàng Đôn khoảng 200 năm. Nằm ở Cổ Tây trên lãnh thổ Khâu Từ - Tây Vực, là điểm xuất phát phía bắc của con đường tơ lụa nổi tiếng.
Hàng cây Bạch Dương dẫn đến khuôn viên Phật động
Cổ quốc Khâu Từ từng là trung tâm của Phật giáo phương đông và nền văn hóa du nhập phương tây của Trung Nguyên do đó Kizil trở thành kho tàng quý giá về nghệ thuật đặc sắc và văn hóa hội nhập từng thời kỳ.
Kizil còn có các hang đá nhỏ hẹp, thường được các nhà sư chọn làm nơi ngồi thiền. Có cả hang cho nhà sư lưu trú hằng ngày và hang để thờ cúng, niệm Phật.
Bố cục địa đạo bên trong hang Phật
Hang Kizil là những câu chuyện đẹp được thể hiện bằng những bức họa sinh động. Chúng sinh trong câu chuyện Phật giáo được khắc họa trên tường, phần lớn là truyền thuyết dân gian cổ xưa hoặc câu chuyện ngụ ngôn của các nước như Ấn Độ và Nepal.
Bức họa trên tường đều là câu chuyện ý nghĩa sâu sắc
Những năm từ 1904 đến 1914 Hang Kizil đã bị những đội thám hiểm kho báu của Đức, Anh, Nhật, Nga, Pháp, Thụy Điển đột nhập và lấy đi rất nhiều tư liệu cũng như tranh ảnh quý giá.
Nhưng may mắn hầu hết chúng được bảo tồn cho đến ngày hôm nay
Mỗi hang động đều có lối đi ra ngoài
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận