Thận có trách nhiệm lọc và bài tiết chất thải trong máu, duy trì sự cân bằng chất lỏng tổng thể của cơ thể cũng như giải phóng hormone tạo ra các tế bào hồng cầu, đảm bảo sức khỏe của xương và điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, đa số chúng ta đều vô tình tăng áp lực làm việc quá lớn cho thận thông qua chế độ ăn uống, thuốc men và độc tố môi trường. Kết quả là tỉ lệ mắc ung thư thận, sỏi, bệnh thận đa nang hoặc suy thận ngày càng cao. 7 thực phẩm dưới đây là “kẻ thù” lớn nhất với sức khỏe của thận: |
1. Nếu bạn dễ bị sỏi thận , các loại hạt không phải là một món ăn nhẹ tốt. Chúng chứa một loại khoáng chất gọi là oxalate, được tìm thấy trong loại sỏi thận phổ biến nhất. |
2. Thịt chứa một lượng protein đáng kể. Mặc dù, protein rất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và sức khỏe của cơ bắp, nhưng chuyển hóa nó là một trong những công việc khó khăn nhất mà thận phải làm. Chế độ ăn giàu protein từ động vật cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận. Thịt, đặc biệt là nội tạng như gan có nồng độ purine cao. Purine kích thích sản xuất axit uric, một chất thải thường được thận xử lý. Quá nhiều chất này chính là nguyên nhân gây sỏi thận. |
3. Cà phê: Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ caffeine lâu dài có thể làm nặng thêm bệnh thận mãn tính và có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Caffeine là một chất lợi tiểu nhẹ, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước của thận. Caffeine cũng kích thích lưu lượng máu và do đó làm tăng huyết áp. |
4. Các sản phẩm sữa: bao gồm sữa, phô mai và sữa chua có tác dụng bổ sung canxi trong cơ thể nhưng đồng nghĩa với việc tăng mức độ canxi trong nước tiểu của bạn. Điều này làm tăng nguy cơ tạo sỏi thận cao hơn. Đối với những người đã bị bệnh thận, việc giảm tiêu thụ sữa giúp giảm tải áp lực làm việc cho thận vốn đã bị yếu. |
5. Bơ có hàm lượng lớn kali, kiểm soát chất lỏng, cân bằng điện giải và độ pH. Thận dựa vào sự cân bằng hợp lý giữa kali và natri để thực hiện công việc của mình đúng cách, bổ sung quá nhiều kali có thể khiến thận gặp rắc rối. Quá nhiều kali trong máu thường gây buồn nôn, mệt mỏi, tê và nhịp tim chậm. Điều đáng nói là nếu bạn không mắc bệnh thận thì không cần quá lo lắng về điều này vì thường chúng ta không vượt quá hàm lượng kali trong máu cho phép. |
6. Muối: Natri hoạt động kết hợp với kali để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể, điều này rất quan trọng đối với hoạt động của thận. Nhưng hầu hết chúng ta ăn quá nhiều muối – đồng nghĩa với việc nạp quá nhiều natri vào cơ thể. Quá nhiều natri làm cho thận giữ nước để làm loãng muối trong máu, gây áp lực cho thận. Thói quen ăn mặn kéo dài làm tăng huyết áp và làm hỏng chức năng lọc máu và đào thải chất độc của thận. |
7. Chất làm ngọt nhân tạo: Nếu bạn đang sử dụng chất làm ngọt nhân với mục đích giảm lượng đường tiêu thụ, thì thực tế bạn đang khiến cơ thể chịu nhiều sức ép hơn, đặc biệt là 2 quả thận. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ 2 lon soda ăn kiêng mỗi ngày sẽ gây ra sự suy giảm chức năng thận nghiêm trọng. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận