Nấu chín quá mức
Chúng ta thường có quan niệm là thịt nấu càng mềm càng ngon, vì vậy khi nấu nướng, nhiều người để thịt trên lửa trong thời gian rất lâu, nhất là khi hầm cả xương, không ít người nấu cho đến khi xương mềm rục mới tắt bếp.
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết, ở nhiệt độ 200 - 300 độ C, axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic. Trong chất này chứa 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây bệnh ung thư.
Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu thịt quá lâu, quá chín. Chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm. Khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt bỏ. Điều này giúp giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.
Các loại rau đa số là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời nhưng có một lượng lớn vitamin C sẽ bị hao hụt khi nấu trong nước. Thực tế khi luộc, hàm lượng vitamin C có trong rau có thể bị hao hụt nhiều hơn bất kỳ phương pháp nào khác, điển hình là bông cải xanh, rau bina và rau diếp có thể mất tới 50% hàm lượng vitamin C khi luộc. Vitamin B cũng khá nhạy với nhiệt, có tới 60% thiamine, niacin và các vitamin B khác có thể bị mất đi khi ninh nhừ thịt.
Việc chế biến thịt cho bữa ăn hằng ngày tưởng chừng rất đơn giản nhưng nhiều người Việt đang mắc phải những sai lầm nguy hiểm.
Thịt xào chín tái
Ăn thịt tái là thói quen xấu cần phải bỏ vì nguy cơ gây bệnh rất cao. Khi thịt chỉ được chần qua mà không được nấu chín sẽ tạo cơ hội cho những ký sinh trùng có trong thịt đi vào cơ thể và gây bệnh.
Các ký sinh trùng này thường "tá túc" ở gan và đường mật. Sán lá gan lớn là loại dài 3-4 cm. Khi vào ruột, sán lá gan xuyên qua thành ruột đến cư ngụ ở gan và gây bệnh.
Nướng thịt cháy
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Sức khoẻ Cộng đồng Minnesota, Mỹ đã chỉ ra rằng trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thịt sẽ sinh ra các chất gây bệnh ung thư.
Khi nướng thịt ở nhiệt độ 500-600 độ C, lượng mỡ nhỏ giọt xuống than hồng sẽ hình thành các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng (AHA), đó là những chất gây ung thư. Còn trong lò nướng ở nhiệt độ 80-100 độ C, chất creatin hay creatinin trong thịt cá sẽ biến đổi thành amin thơm dị vòng.
Nướng thịt ở nhiệt độ trên 200 độ C, nhiều loại AHA có độc tính mạnh hơn sẽ được hình thành do sự phân hủy các axit amin.
Khi bạn ăn các món thịt nướng này, chất creatin sẽ theo món ăn xâm nhập vào cơ thể bạn đến gan sẽ biến thành chất độc, khi đi xuống ruột sẽ gây nguy cơ ung thư đại tràng. Ngoài ra những chất tiết ra ở nước thịt, nước cá dính trong lò nướng nếu không được lau sạch sẽ rất dễ chuyển thành AHA.
Nếu bạn nướng thịt ở nhiệt độ trên 200 độ C, nhiều loại AHA khác có độc tính mạnh hơn sẽ được hình thành do sự phân hủy các axit amin. Những AHA này bám ở những chỗ thịt cá bị cháy. Vì vậy để an toàn, bạn tuyệt đối không nên ăn những chỗ thịt cá bị cháy đó dù có mùi thơm rất hấp dẫn.
Rã đông sai cách
Không nên để thịt tự rã đông ở nhiệt độ phòng vì dễ sinh sôi vi khuẩn dẫn đến ngộ độc, tiêu chảy. Không cho thịt đông lạnh vào dầu nóng để rã đông hoặc nấu khi thịt chưa rã đông sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Nếu nấu quá lâu, thịt bị nát, hỏng và mất vị ngon.
Thịt sau khi rã đông phải chế biến ngay, tránh cấp đông trở lại và không giữ thịt trong ngăn lạnh quá lâu. Không sử dụng nước nóng để rã đông sẽ làm hỏng thịt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Theo các chuyên gia, nếu thịt để trong ngăn đá thì cần rã đông tự nhiên trong khoảng 2-3 tiếng trước khi nấu. Tốt nhất dùng nước lạnh pha thêm ít muối để rã đông cho nhanh.
Cách này vừa giữ được chất dinh dưỡng trong thịt, lại vừa bảo đảm vệ sinh. Hoặc bạn có thể cho thêm ít gừng tươi đập dập cho vào nước ngâm thịt. Gừng sẽ giúp thịt tươi ngon trở lại.
Để thịt trong ngăn lạnh quá lâu
Các chuyên gia y tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo không nên giữ các loại thịt, hải sản trong ngăn lạnh quá 2 ngày vì sẽ làm các thực phẩm này đông cứng và mất hết dưỡng chất. Ngoài ra, thịt không bảo quản trong ngăn đá cũng sẽ dễ dàng phát sinh các vi khuẩn gây hại.
Rã đông thịt sai cách cũng khiến thịt mất chất dinh dưỡng, thậm chí sinh vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
Dùng chung thớt, dao cho thịt sống và chín
Đây là sai lầm phổ biến mà nhiều bà nội trợ mắc phải, nhiều người thường dùng chỉ 1 dao và một thớt để thái cả thịt sống lẫn thịt chín. Điều đó vô tình khiến các vi khuẩn từ thịt sống bám qua bề mặt thớt vào thịt chín khi ăn vào cơ thể, sinh ra nhiều bệnh tật.
Hãy để riêng thớt thái thịt sống và thớt thái thịt chín. Nếu có thể, hãy dùng thêm một loại thớt khác để thái rau quả và thay thớt theo khuyến cáo từ 3-6 tháng hoặc khi thớt có dấu hiệu bị mòn, nứt vỡ...
Dùng thớt gỗ đã cũ, mòn
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, thớt gỗ là lựa chọn tốt nhất khi bạn băm cũng như thái thịt. Tuy nhiên một chiếc thớt gỗ sử dụng lâu ngày, bị mài mòn, là nơi ẩn trú rất tốt của các loại vi khuẩn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận