Tiền hồ |
Lá ở gốc cây lớn, cuống dục có răng cưa to. Lá ở thân nhỏ, cuống ngắn có bẹ lá phồng và rộng. Lá ở phía không cuống hay thu lại còn bẹ lá. Cụm hoa tán kép, màu tím. Quả hình bầu dục, cụt ở hai đầu, 5-7mm, rộng 3-5mm. Ngoài ra có người dùng tiền hồ tươi giã đắp, trị nhọt đang sưng.
Theo Đông y, tiền hồ có vị đắng, cay, tính hơi hàn, vào hai kinh phế và tỳ; thường được dùng chữa phong nhiệt, sinh ho, đờm đặc, suyễn tức.
Chữa viêm khí quản, đờm không tiết ra được: Tiền hồ 10g, tang bạch bì 10g, đào nhân 10g, khoản đông hoa 8g, bối mẫu 10g, cát cánh 5g, cam thảo 3g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Trị viêm phế quản thể nhiệt: Tiền hồ 10g, tang bì 10g, bối mẫu 6g, mạch môn 10g, hạnh nhân 10g, cam thảo 3g, gừng tươi 3 lát, sắc uống.
Trị viêm đường hô hấp trên: Tiền hồ, bạc hà, cát cánh đều 6g, ngưu bàng tử, hạnh nhân đều 10g, sắc uống.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận