Nhắc đến bà Baba Vanga, mọi người thường nhớ tớ nhưng lời tiên đoán gồm nhiều chủ đề khác nhau như thảm họa thiên nhiên, sự kiện chính trị và tiến bộ công nghệ.
Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng những lời sấm truyền chỉ mang ý nghĩa tượng trưng hoặc ẩn dụ. Bởi những lời tiên tri thường dựa trên tính biểu tượng, điều chúng ta cần làm là coi chúng như một thứ để tham khảo.
Theo nhà tiên tri Vanga, năm 2024 là lúc thời đại của "vàng đen" sẽ kết thúc. (Ảnh: Internet)
Chính vì vậy, hàng năm, một số tờ báo hoặc trang tin thường đăng tải những lời dự đoán của bà Vanga để mọi người cùng chiêm nghiệm.
Mới đây, trang tin Expatguideturkey đã chia sẻ 6 lời tiên tri của bà Baba Vanga về thế giới vào năm 2024. Một trong những lời tiên tri của bà đã đề cặp tới ngày tàn của “vàng đen” (dầu mỏ) sắp đến và ngành năng lượng mới sẽ thống trị.
Một số người cho rằng, tiên đoán của bà đang ám chỉ đến việc ngành năng lượng tái tạo sẽ thay thế vị trí của ngành dầu mỏ. Vậy thế giới sẽ ra sao khi nguồn năng lượng hóa thạch cạn kiệt? Và năng lượng tái tạo là gì?
Thời đại của “vàng đen” sắp kết thúc?
Dầu mỏ là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Có thể nói, dầu mỏ, khí đốt càng được hiểu biết bao nhiêu thì nhu cầu dầu, khí đối với mọi hoạt động kinh tế, kỹ thuật, đời sống dân sinh càng lớn bấy nhiêu.
Thế nhưng, các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Tyndall cho biết, dầu mỏ không phải là nguồn cung vô hạn, phải mất hàng triệu năm để biến đổi và tạo ra nguồn dầu thô. Nếu mức tiêu thụ dầu tiếp tục tăng trong tương lai, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn.
Họ đã tính toán một lộ trình rõ ràng cho việc ngừng sản xuất dầu và khí đốt để lượng carbon tạo ra không làm trầm trọng thêm quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo đó, để nắm được 50% cơ hội không khiến cho bầu khí quyển toàn cầu nóng lên 1,5°C, việc khai thác dầu khí phải được chấm dứt hoàn toàn vào năm 2050.
Dầu mỏ không phải là nguồn cung vô hạn, phải mất hàng triệu năm để biến đổi và tạo ra nguồn dầu thô. (Ảnh: Internet)
Trong một cuộc họp tổ chức vào năm 2022, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPPC) đã tái khẳng định rằng, việc tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế đang gây ra những tác động tiêu cực đến khí hậu, gây ra thiệt hại lớn với những nhóm ít tác động vào quá trình biến đổi khí hậu nhất.
Với mức tiêu thụ như hiện tại, theo ước tính sơ sơ thì chúng ta còn khoảng gần 50 năm để khai thác lượng dầu còn lại. Định mức này được áp dụng cho những khu vực có trữ lượng dầu khoảng 1,65 nghìn tỷ thùng, với mức tiêu thụ dầu được duy trì ở mức khoảng 35 tỷ rưỡi thùng/năm, hay 97 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Việc phụ thuộc vào dầu mỏ để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế đang gây ra những tác động tiêu cực đến khí hậu. (Ảnh: Internet)
Thế nhưng, theo đánh giá của hãng tin Reuters, năm 2022 là một năm đầy thách thức đối với lĩnh vực năng lượng toàn cầu khi cuộc khủng hoảng năng lượng đã ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt, khi một trong những đất nước sản xuất và cung cấp dầu mỏ lớn nhất thế giới là Nga bị cấm vận ở nhiều mặt khiến cho các thị trường tài chính, tiền tệ, vận tải, nguyên vật liệu, nhiên liệu trong đó có dầu mỏ thế giới… bị tác động mạnh. Bởi các nước châu Âu, Mỹ và một số nước chưa thể tìm ngay được các nhà cung cấp mới.
Việc sản xuất dầu mỏ của một số quốc gia không thể gia tăng ngay sản lượng để phục vụ cho các khách hàng mới. Điều này khiến cung cầu dầu mỏ cho nhiều quốc gia bị mất cân đối, giá dầu thế giới biến động mạnh.
Do đó, bước sang năm 2023, các quốc gia trên thế giới đã quyết định giảm phụ thuộc nguồn năng lượng và tự chủ hơn trong năng lượng tái tạo. Năng lượng tái tạo đã nổi lên như một trong những giải pháp kịp thời nhất cho những thách thức này. Như vậy, khả năng thời đại “vàng đen” sắp kết thúc là có thể xảy ra. Và những nguồn năng lượng nào sẽ thay thế dầu mỏ?
5 nguồn năng lượng thay thế “vàng đen”
Tạp chí LiveScience đã tổ chức trưng cầu ý kiến độc giả về những nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ trong tương lai và đã thu về 5 kết quả.
Năng lượng mặt trời
Hàng ngàn năm qua, con người đã biết cách ứng dụng năng lượng mặt trời để trồng trọt, sưởi ấm và làm khô thức ăn. (Ảnh: Internet)
Hàng ngàn năm qua, con người đã biết cách ứng dụng năng lượng mặt trời để trồng trọt, sưởi ấm và làm mhô thức ăn. Theo Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia Hoa Kỳ (NREL) cứ một giờ chiếu sáng của mặt trời xuống trái đất, tất cả nguồn năng lượng này đủ để cả thế giới sử dụng trong một năm.
Ngày nay, chúng ta sử dụng ánh nắng mặt trời theo nhiều cách như sưởi ấm ngôi nhà, làm nóng nước, tạo ra điện cung cấp cho các thiết bị điện - điện tử…
Hơn nữa, hệ thống phát điện bằng các tấm pin năng lượng mặt trời không sản sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí và đặc biệt là không tạo ra CO2 (gây hiệu ứng nhà kính), miễn là chúng được lắp đặt đúng cách thì hầu hết các tấm pin năng lượng mặt trời ít tác động đến môi trường.
Năng lượng gió
Năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo hoàn hảo. (Ảnh: Internet)
Gió được tạo nên từ sự chênh lệch nhiệt độ nóng của bề mặt trái đất, điều này tạo ra sự chuyển động của không khí. Năng lượng gió được tạo ra nhờ sức gió thông qua các tuabin gió. Năng lượng gió cũng như năng lượng mặt trời đều là nguồn năng lượng tái tạo hoàn hảo. Nó không gây ô nhiễm như năng lượng hóa thạch, không phát sinh khí thải CO2 hay các chất độc hại nào khác ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt chính là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong tâm trái đất. (Ảnh: Internet)
Năng lượng địa nhiệt chính là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong tâm trái đất. Đây là loại năng lượng lâu đời, có nguồn gốc từ sự hình thành của hành tình, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, khoáng chất cũng như năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt trái đất.
Tuy nhiên, công nghệ để khai thác năng lượng địa nhiệt vẫn bị giới hạn ở một vài nơi. Ngoài ra, vấn đề kỹ thuật cũng làm hạn chế tiện ích của loại năng lượng này.
Năng lượng biển
Thủy triều được tận dụng để tạo ra điện nhờ vào sự chuyển đổi năng lượng biển. (Ảnh: Internet)
Cũng là dạng năng lượng sạch hoàn toàn, thủy triều được tận dụng để tạo ra điện nhờ vào sự chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, năng lượng thủy triều được sử dụng vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân là vì chúng có mức phí đầu tư tốn kém và chỉ thực hiện được ở những nơi có vận tốc dòng chảy lớn hoặc thủy triều đủ cao mà thôi.
Năng lượng Hydro
Năng lượng Hydro là một những dạng năng lượng cũng đang được khai thác và sử dụng khá nhiều hiện nay. (Ảnh: Internet)
Đây là một trong những dạng năng lượng cũng đang được khai thác và sử dụng khá nhiều hiện nay. Sử dụng loại năng lượng này cũng góp phần lớn vào việc giảm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, theo dự đoán thì tương lai nguồn năng lượng tái tạo này sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều quốc gia.
Nguồn năng lượng sạch này được ứng dụng vào các loại xe chạy bằng hơi nước. Ngoài ra, hydrogen còn được sử dụng trong pin nhiên liệu hydro, cung cấp năng lượng cho động cơ điện tương tự như pin lưu trữ điện.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận