Khi một đứa trẻ khóc, đầu tiên chúng ta sẽ nghĩ chúng đang đói, buồn ngủ hay sợ hãi, phản ứng thông thường sẽ là ôm và dỗ dành. Khi lớn hơn một chút, việc khóc như vậy cũng giảm dần, nhất là khi trẻ có khả năng diễn đạt. Đặc biệt, nếu trẻ khóc ở nơi công cộng sẽ khó xử lý hơn là ở nhà.
Ảnh minh họa
Trẻ em rất thông minh, nếu nhận thấy việc mình khóc có thể khiến bố mẹ đáp ứng được nhu cầu, chúng sẽ biết cách khiến bố mẹ khó xử. Vậy thì bố mẹ có thể làm gì để trẻ không dùng tiếng khóc ép buộc người lớn đáp ứng nhu cầu của chúng.
Rời khỏi chỗ trẻ đang khóc
Trong hầu hết các trường hợp ở nơi công cộng, bố mẹ sẽ quát tháo con mình, gây ảnh hưởng tới người khác và thu hút sự chú ý của mọi người. Lúc này, bố mẹ nên đưa trẻ đến một chỗ khuất người, bình tĩnh trao đổi nhẹ nhàng với trẻ.
Kiên trì nhẹ nhàng
Bố mẹ nên đồng cảm và tôn trọng cảm xúc của trẻ. Hỗ trợ về mặt tinh thần không phải là dỗ dành trẻ nín khóc mà để hiểu được cảm xúc hiện tại của chúng.
Ví dụ, một đứa trẻ khi nhìn thấy món đồ chơi yêu thích, nếu mẹ không đồng ý mua, chúng sẽ cảm thấy buồn và thậm chí khóc. Người mẹ có thể nói với trẻ rằng: "Mẹ biết con thích món đồ chơi này, nhưng hôm nay chúng ta không có kế hoạch mua nó. Mẹ cũng biết con sẽ buồn, nếu con muốn khóc thì hãy khóc một lúc".
Khi trẻ ổn định cảm xúc, bố mẹ có thể giải thích vì sao không mua thứ đó. Nếu trẻ hiểu được việc khóc là tốn công vô ích, chúng sẽ nín khóc ngay lập tức.
Thiết lập ranh giới
Bố mẹ nên kiên quyết nói không ngay từ đầu, có ranh giới rõ ràng đâu là yêu thương, đâu là điều không được phép làm. Một khi thiết lập các nguyên tắc, nó cần được tuân thủ và thực hiện một cách nhất quán, không thể phá vỡ chỉ vì tiếng khóc của trẻ được.
Nhìn mọi thứ từ góc nhìn của một đứa trẻ
Khóc là một loại biểu hiện cảm xúc, trẻ được phép bộc lộ cảm xúc của mình, sau khi được bố mẹ xoa dịu, trẻ có thể tự giải quyết các vấn đề của mình. Trẻ sau 1 tuổi thường thích làm trái ý của bố mẹ, thường hay nói "không". Thực chất đây chỉ là hành vi đang cố gắng bày tỏ mong muốn của trẻ.
Đối với trẻ 1-3 tuổi, bố mẹ cần giải thích đơn giản và rõ ràng. Trẻ không thể nhớ và hiểu một cách logic.
Trẻ 3-5 tuổi nhạy cảm hơn nhiều so với trẻ 2 và 3 tuổi. Bố mẹ nên sử dụng các đánh giá tiêu cực một cách cẩn thận, hiểu cảm xúc và suy nghĩ của con mình.
Khi trẻ làm sai điều gì đó, chúng sẽ nhận ra tại sao mình bị phạt. Bất kể hành vi của trẻ là có ý thức hay không, những gì chúng làm là tìm ra giới hạn của chính mình và đồng thời thách thức sự chịu đựng của bố mẹ.
Thương lượng với trẻ
Thông thường, nếu bố mẹ tôn trọng con cái, lắng nghe nhu cầu và ý kiến của chúng, các vấn đề sẽ trở nên dễ thương lượng hơn.
Không có cách nào biến một đứa bé hung hăng thành một thiên thần ngay lập tức, chỉ có thể dựa vào tác động của bố mẹ trong cuộc sống hằng ngày.
Có rất ít bố mẹ có thể thực sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến của con cái. Khi bố mẹ nhìn thấy nhu cầu của con mình, trước tiên họ chấp nhận nhu cầu của chúng và giải quyết một cách linh hoạt nhất.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận