Thị trường

Vẫn có người coi ODA như viện trợ không hoàn lại!

20/01/2015, 16:45

Vẫn còn tâm lý coi ODA là nguồn “viện trợ không hoàn lại”, hoặc chí ít thì “đời mình chưa phải lo trả nợ”.

p_20150120_085834_201054453
Hội nghị cấp cao “Tăng cường quản trị thúc đẩy phát triển tại Việt Nam”

Phó Tổng thanh tra Trần Đức Lượng nhấn mạnh, trong điều kiện của một quốc gia đang phát triển, việc phân bổ vốn ODA và các khoản vay ưu đãi vào các dự án hạ tầng kinh tế trong thời gian tới sẽ tiếp tục được ưu tiên và chiếm một tỷ trọng lớn, vì thế công tác phòng, chống tham nhũng, gian lận trong lĩnh vực này vẫn là một thách thức trong quản trị công của Việt Nam.

Năm 2015, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung vào: Công tác phòng chống buôn lậu; quản lý mua sắm tài sản; thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất; quản lý, sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng KKT,KCN; hoạt động tín dụng, ngân hàng...

Đối với thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Chính phủ tập trung vào: Khám chữa bệnh, sử dụng vắc-xin, quản lý chất thải y tế, ATGT, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, quản lý, sử dụng vốn bảo trì đường bộ, đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt, an toàn toàn hàng không…

Một trong những giải pháp quan trọng cần thực hiện là phải thay đổi nhận thức về ODA cả ở cấp bộ, ngành và các địa phương, phải thực sự thay đổi tâm lý coi ODA là nguồn “viện trợ không hoàn lại”, hoặc chí ít thì “đời mình chưa phải lo trả nợ”.

Điều này dẫn đến tình trạng “lobby ODA” để được triển khai các dự án không thực sự cần thiết hoặc buông lỏng công tác giám sát, kiểm tra trong triển khai thực hiện các dự án.

Chính vì vậy, các “dự án ODA đắt đỏ”, lãng phí nguồn lực, ít phát huy tác dụng trong thúc đẩy tăng trưởng…

Theo Phó Tổng thanh tra, trong gần 30 năm thực hiện Chính sách Đổi mới, Việt Nam đã nhận được nguồn hỗ trợ ODA khoảng 80 tỷ USD.Một tỷ trọng lớn số tiền này được phân bổ cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế như giao thông, cảng biển, sân bay, hạ tầng đô thị…

Đây thường là những dự án lớn, phức tạp về kỹ thuật , thực hiện trong thời gian dài với nhiều bên liên quan, vì thế dễ xảy ra các hành vi tham những, gian lận.

Thanh tra Chính phủ cho biết, nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động chống gian lận, tham nhũng tại các dự án ODA, ngoài sự phức tạp về kỹ thuật và quy mô lớn của dự án đầu tư hạ tầng còn do nhận thức xã hội chưa thực sự coi ODA là một bộ phận của ngân sách. Bởi vẫn còn rất nhiều người vẫn coi tất cả các khoản ODA như viện trợ không hoàn lại.

Hữu Tuấn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.