Vuốt hùm |
Ở nước ta, cây mọc ở bìa rừng vùng núi từ 300-1.500m, từ Lạng Sơn tới Thừa Thiên - Huế. Người dân thường thu hái rễ, lá quanh năm; rễ rửa sạch, thái phiến, phơi khô. Trong hạt có 23,92% dầu béo, 1,888% nhựa đắng, 5,452% đường, 4,521% muối vô cơ, chất đạm tan được 3,412% và 18,2% chất đạm không tan, 37,795% tinh bột, 50% độ ẩm.
Theo Đông y, vuốt hùm có vị đắng, tính hàn; toàn cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư ứ tiêu thũng, sát trùng chống ngứa. Hạt có tác dụng tán ứ, giảm đau, thanh nhiệt, khu thấp.
Dân gian thường dùng rễ vuốt hùm sắc uống chữa đau nhức, hóc xương, kém ăn, mất ngủ; có thể phối hợp với ké hoa vàng, nhân trần, rễ mộc thông, cùng lượng 20g.
Ở Trung Quốc, cây chủ yếu là rễ được dùng trị bệnh sa, cảm mạo phát nhiệt, phong thấp đau khớp xương. Hạt dùng trị oẹ ngược, lỵ, lâm trọc, tiểu tiện ra máu và đòn ngã tổn thương. Lá dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, rắn cắn. Liều dùng rễ 40-80g, hạt 8-12g. Rễ, lá cũng được dùng ngâm rượu chữa sâu răng.
Nguyên Trưởng khoa Dược liệu ĐH Dược Hà Nội
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận