Anh Trần có đứa con trai 4 tuổi. Vì là trong dịp nghỉ phép nên anh đưa con về quê. Có lẽ do sự thay đổi của môi trường nên mấy ngày sau đó cậu bé quấy khóc rất nhiều và thường xuyên bực bội. Để giúp con mình thích nghi, anh Trần chiều chuộng mọi cách để con mình có thể nín khóc.
Thấy tình cảnh như vậy, bố mẹ anh Trần liền nhắc nhở, không nên quá nuông chiều trẻ nhỏ, nếu không sẽ bị chúng kiểm soát. Mặc dù đã thử nói chuyện, khuyên bảo con trai nhưng cậu bé vẫn không chịu nghe lời, chỉ khi đáp ứng yêu cầu thì cậu bé mới nín khóc. Anh Trần có chút nghi ngờ bản thân, liệu mình có đang thương yêu hay đang nuông chiều mù quáng con trai.
Trên thực tế, để đánh giá một hành vi nào đó của trẻ có phải là hư hỏng hay không, nó còn tuỳ thuộc vào cách tiếp cận khác nhau với cùng một thứ trong những môi trường khác nhau. Từ đó, cha mẹ xem thử đó là việc mình tôn trọng con cái hay là đang chiều chuộng chúng.
Khi nhu cầu của trẻ không được đáp ứng
Khi các nhu cầu không được đáp ứng, gần như 100% phản ứng đầu tiên của trẻ là khóc.
Ví dụ, khi trẻ nhìn thấy một món đồ chơi mình thích ở trung tâm mua sắm nhưng khi bố mẹ không mua vì đã có thứ tương tự ở nhà, chúng sẽ khóc lóc đòi mua cho bằng được. Cha mẹ nếu chiều chuộng con cái sẽ mua ngay lập tức.
Mục đích chính của việc khóc chính là để trẻ bày tỏ cảm xúc không hài lòng, tức giận hoặc thất vọng. Nhưng khi cảm xúc này qua đi, trẻ có thể lắng nghe những gì cha mẹ nói, chẳng hạn như tại sao không mua lần này, tại sao lại chọn đồ chơi khác.
Trẻ cũng sẽ nói lý do tại sao mình muốn mua để tranh giành nó, nhưng sẽ không khóc và cố gắng không ngừng. Việc khóc như vậy chủ yếu là để trút bỏ những cảm xúc (chưa thỏa mãn), đó là điều bình thường và hợp lý.
Nhưng một số trẻ khóc không đơn giản chỉ để trút bỏ cảm xúc mà còn nhằm mục đích ép buộc, kiểm soát cha mẹ. Chúng biết rằng, chỉ cần khóc không dứt, cha mẹ sẽ thỏa hiệp với những yêu cầu quá đáng của mình.
Nếu không muốn làm hư con mình, cha mẹ nên nhớ rằng, tất cả những gì chúng ta cần làm là chấp nhận cảm xúc của trẻ chứ không phải chiều chuộng. Nếu chỉ quan tâm mỗi cảm xúc của trẻ, nhưng bỏ qua những hành vi của chúng, cha mẹ dễ nuông chiều con mình.
Cha mẹ cần có nguyên tắc gì khi không muốn nuông chiều con mình
Cha mẹ có thể chấp nhận cảm xúc của trẻ, nhưng không được dung túng cho hành vi của chúng. Một đứa trẻ nên hiểu được những gì mình làm và không nên làm, bất kể chúng có đang vui hay không, không được trao đổi các điều kiện.
Ví dụ, nếu trẻ không muốn đánh răng vì nhiều lý do như lười, vì không thích mùi vị của kem đánh răng này…, cha mẹ nên giải quyết từng vấn đề mà trẻ nói cho tới khi chúng không còn lý do để lười biếng nữa. Theo thời gian, trẻ sẽ hiểu được, dù có khóc lóc, lười kiểu nào hay đưa ra các điều kiện vô lý cũng đều vô ích, chúng sẽ không tiếp tục lãng phí thời gian vào những việc không có kết quả.
Đứa trẻ biết rằng, gây rắc rối có thể nhận được một số lợi ích, hoặc trốn tránh một số trách nhiệm. Là cha mẹ, chúng ta có trách nhiệm đáp ứng một số điều để con mình có thể phát triển tốt hơn. Nhưng tất cả đều ở trong chừng mực giới hạn, nếu cảm thấy hành vi của con mình là điều không thể chấp nhận được, cha mẹ hãy thẳng thừng từ chối.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận