Cộng đồng khảo cổ Ai Cập mới đây đã công bố những phát hiện mới: Ngôi mộ 2000 năm tuổi còn sót lại tại đền thờ Taposiris Magna, trong đó có một “xác ướp lưỡi vàng” được tìm thấy, khiến nhiều nhà khoa học ngạc nhiên.
Khaled Abul Hamd, người đứng đầu Cục Khảo cổ học Alexandria, Ai Cập cho biết, vào ngày 29 tháng 1, nhóm khảo cổ chung từ Đại học Santo Domingo ở Cộng hòa Dominica đã đến gần đền Magna ở Taposiris và tìm thấy 16 ngôi mộ. Những ngôi mộ này có dạng trục, khá phổ biến vào thời Hy Lạp và La Mã.
Những xác ướp này được đeo mặt nạ mạ vàng và đeo chiếc bùa hình lưỡi làm bằng vàng lá được đặt trong miệng của họ.
Tuy nhiên, những xác ướp được chôn cất trong những ngôi mộ này không được bảo quản tốt, điều này cho thấy có sự khác biệt về kỹ thuật ướp xác dưới thời Hy Lạp và La Mã với Ai Cập cổ đại. Những xác ướp này được đeo mặt nạ mạ vàng và đeo chiếc bùa hình lưỡi làm bằng vàng lá được đặt trong miệng của họ.
Các nhà khảo cổ cho rằng, "chiếc lưỡi vàng" là một phần của nghi lễ tang lễ thời bấy giờ, mục đích là để đảm bảo những người đã khuất có khả năng nói chuyện với thế giới âm phủ khi họ gặp nhau.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy những đồng xu có khắc tên và chân dung của Nữ hoàng Cleopatra VII "Cleopatra" trong khu di tích, điều này cho thấy lăng mộ đã tồn tại dưới thời trị vì của bà. Ngoài ra, nhiều di tích của bức tượng đã được tìm thấy tại khu vực này, các nhà khảo cổ học phỏng đoán rằng, khu vực này có thể được xây dựng dưới thời trị vì của Ptolemy IV (221 TCN đến 204 TCN).
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận