Thị trường

Xem xét thúc đẩy tiến trình xã hội hóa phát triển lưới điện truyền tải

16/12/2021, 17:47

Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cho biết tại hội Hội thảo khoa học về phát triển điện gió ngoài khơi ngày 16/12.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lưới điện truyền tải

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, Bộ Công thương đang hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch điện VIII, trong đó dự kiến đề xuất quy mô các dự án điện gió ngoài khơi (ĐGNK) đạt khoảng 5.000 MW vào năm 2030 và tăng dần tới quy mô trên 40.000 MW vào năm 2045.

“Nếu điều kiện kinh tế và kỹ thuật cho phép thì có thể phát triển nhiều hơn nữa”, Thứ trưởng An nói.

img

Đề xuất 5.000 MW ĐGNK vào năm 2030 và trên 40.000 MW vào năm 2045

Ông An cũng cho biết: “Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cũng đang xem xét thúc đẩy tiến trình xã hội hóa phát triển lưới điện truyền tải, khuyến khích doanh nghiệp chủ động huy động vốn để đầu tư vào lưới điện truyền tải.

Đây được kỳ vọng là giải pháp để tăng tốc đầu tư cho hạ tầng lưới điện truyền tải khu vực ven biển, phục vụ phát triển các dự án ĐGNK”.

Dù khẳng định ĐGNK có thể (và cần phải) đóng vai trò quan trọng trong tổng cung năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới, tuy nhiên, ông An cho rằng, còn nhiều vấn đề cần được đặt ra và giải quyết.

Bao gồm, việc xây dựng các cơ chế, chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng lưới điện, nâng cao năng lực thi công, xây lắp và phát triển chuỗi cung ứng nội địa...

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết, hiện nay, Bộ đang lập quy hoạch không gian biển quốc gia - Cơ sở pháp lý phát triển ĐGNK). Dự kiến sẽ trình chính phủ và quốc hội và quý 3/2022.

Nói thêm về những vấn đề cần chuẩn bị để phát triển ĐGNK, ông Nguyễn Tuấn Anh, phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho biết, để phát triển ĐGNK, việt nam cần xây dựng quy hoạch không gian biển, kế hoạch hành động quốc gia và cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ĐGNK. Quan trọng là chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho nguồn điện này.

Địa phương ồ ạt xin bổ sung quy hoạch, cách nào lựa chọn?

Trao đổi với PV Báo Giao thông về việc các địa phương xin bổ sung công suất điện gió và ĐGNK gấp nhiều lần quy hoạch, vậy dựa vào tiêu chí nào để lựa chọn?, ông Tuấn Anh cho biết, từ trước đến nay, quy mô xin bổ sung rất lớn so với quy hoạch. Tuy nhiên, việc lựa chọn dựa trên việc cân đối vùng miền, các bài toán trong quy hoạch.

Gồm nhiều yếu tố để xác định trong quy hoạch nguồn điện như là dựa trên mô hình tính toán cực tiểu chi phí, kèm theo các rằng buộc. Ví dụ như ràng buộc về lưới điện liên kết, về cam kết phát thải.

Theo ông Tuấn Anh, tại mỗi vùng miền sẽ đưa ra một cơ cấu nguồn điện theo từng giai đoạn. Đây sẽ là mục tiêu phát triển cho nhiều năm sau.

“Có thể quy mô này nhỏ hơn nhu cầu từng khu vực nhưng đó là kết quả tính toán tối ưu”, ông Tuấn Anh nói.

Nhận định lưới truyền tải phát triển chưa tương xứng với phát triển nguồn điện thời gian qua, nên xảy ra tình trạng nghẽn mạch và cắt giảm công suất các nguồn điện gió, điện mặt trời. Nhưng với dự kiến công suất tăng mạnh đến năm 2045, năng lực và truyền tải như thế nào?, PV đặt câu hỏi.

Vị Phó Cục trưởng cho rằng, bây giờ điện gió đang phát triển rất lớn, hiện nay sau 10 năm, điện gió của Việt Nam của Việt Nam cũng đã phát triển lên đến 4 GW (gần 4.200 MW).

Tuy nhiên, Việt Nam chưa tham gia nhiều vào trong chuỗi cung ứng với điện gió ngoài khơi, cho nên từ nay đến 2030, Việt Nam sẽ tham gia với công suất nhất định để mình có thời gian tăng cường lưới điện truyền tải, đồng thời hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển điện gió ngoài khơi – mặc dù biết điện gió ngoài khơi rất tốt để thay thế dần nhiên liệu hoá thạch nhưng phải có lộ trình.

"Bước đầu ở quy mô giới hạn, sau chúng ta có kinh nghiệm và sự tham gia của doanh nghiệm trong nước, trong chuỗi cung ứng sẽ phát triển mạnh lên", ông Tuấn Anh nói.

Đại diện cho ngành điện gió với hơn 1.500 thành viên trên toàn thế giới, ông Ben Backwell, Giám đốc Điều hành Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu cho biết, Việt Nam hiện là thị trường điện gió phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, cũng như nhanh thứ hai tại châu Á nói chung.

Trong khi đó, điện gió ngoài khơi (ĐGNK) đã sẵn sàng để trở thành một cột trụ quan trọng trong công cuộc chuyển dịch năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, theo ông Ben Backwell, với cơ chế hỗ trợ phù hợp, ĐGNK có thể nhanh chóng phát triển và cạnh tranh về giá với các nguồn điện khác.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy với việc hỗ trợ 4-5 GW đầu tiên thông qua cơ chế giá cố định sẽ đem lại những hiệu quả rõ rệt về giảm chi phí trong dài hạn, lên đến 40-60%.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.