Giáo dục

10 cách dạy con khiến trẻ ngày càng thông minh và quấn quít bố mẹ

21/04/2020, 01:00

Muốn con mình sau này thành công, bố mẹ cần phải áp dụng việc giáo dục sớm một cách khoa học.

Giáo dục trẻ không thể là việc chỉ cần qua một đêm là xong, nó đòi hỏi bố mẹ cần kiên trì, giáo dục trong thời gian dài.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp uốn nắn, giáo dục trẻ, nhưng dạy trẻ như thế nào để chúng vừa nên người vừa quấn quít bố mẹ thì bố mẹ có thể tham khảo 10 cách sau:

1. Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề

Từ việc học cách buộc dây giày cho đến tự mình băng qua đường, mỗi bước đi là một cột mốc quan trọng để trẻ tiến tới sự tự lập. Khi trẻ thấy mình có khả năng giải quyết những vấn đề khó khăn, chúng sẽ cảm thấy vui vì mình đã làm được.

img

Ảnh: Toyokeizai

Một vài bước bố mẹ giúp con mình như sau:

- Xác nhận vấn đề của trẻ.

- Để trẻ tự nói trước cách giải quyết của mình.

- Theo dõi các bước trẻ giải quyết vấn đề.

- Quyết định để trẻ tự giải quyết tiếp hay đưa ra sự trợ giúp.

- Hãy chắc chắn rằng trẻ có thể nhận được sự giúp đỡ nếu cần.

2. Tìm ra "sân khấu" để trẻ biểu diễn

Mỗi một đứa trẻ đều có tài năng riêng của mình, vậy tại sao không cho chúng cơ hội để thể hiện.

Nếu trẻ thích kể chuyện, hãy khuyến khích chúng kể chuyện mỗi ngày. Nếu chúng giỏi các con số, hãy đưa trẻ đi mua sắm để chúng thỏa thích tính giá tiền...

Khi bố mẹ tạo điều kiện và đánh giá cao tài năng, sở thích của con mình, chúng sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.

3. Cho trẻ thời gian chơi ngẫu nhiên

img

Ảnh: Shinga-farm

Các học giả Mỹ chỉ ra rằng chơi ngẫu nhiên không theo kế hoạch sẽ có lợi cho sức khỏe của trẻ hơn. Bố mẹ cần tránh áp đặt thời gian của trẻ theo trình tự quá khắt khe. Tất cả trẻ em đều thích chơi đùa vui vẻ và tình cờ.

4. Dạy trẻ quan tâm đến người khác

Dạy trẻ hạnh phúc khi biết quan tâm đến người khác. Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tình nguyện, quyên góp đồ chơi, quần áo cũ cho những bạn khác. Các chuyên gia chỉ ra rằng ngay cả khi còn rất nhỏ, trẻ có thể cảm nhận được hạnh phúc từ việc giúp đỡ người khác.

5. Khuyến khích trẻ tập thể dục nhiều hơn

img

Ảnh: Waseda-afc

Đồng hành cùng trẻ khi chúng chơi bóng, đi xe đạp, bơi lội... rất tốt trong quá trình trẻ phát triển. Việc tập thể dục nhiều không chỉ giúp trẻ rèn luyện thể lực mà còn khiến chúng vui vẻ hơn.

6. Khen ngợi sáng tạo

Khi trẻ làm tốt điều gì đó, bố mẹ đừng tiếc lời khen ngợi chúng. Một số bố mẹ thường thưởng cho trẻ quà tặng hoặc tiền, nhưng điều này là không nên. Bố mẹ nên để trẻ cảm nhận được sự hài lòng, thành tựu của bản thân khi hoàn thành được việc gì đó, thay vì là tận hưởng những phần quà bằng vật chất.

7. Truyền cảm hứng cho tài năng nghệ thuật bên trong trẻ

Mặc dù các nhà khoa học đã xác nhận rằng không có cái gọi là "hiệu ứng Mozart", nhưng nhiều trẻ em tiếp xúc với âm nhạc, nghệ thuật, khiêu vũ và các hoạt động khác vẫn có thể giúp cho thế giới nội tâm của trẻ phong phú hơn.

img

Ảnh: Shinga-farm

Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng khi một đứa trẻ nhảy theo nhạc hoặc vẽ graffiti, đó thực sự là một cách để đứa trẻ thể hiện thế giới nội tâm và cảm xúc của mình.

8. Ôm thường xuyên

Một cái ôm nhẹ truyền tải sự quan tâm, yêu thương mà bố mẹ dành cho trẻ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những cái ôm nhẹ nhàng có thể giúp trẻ sinh non khỏe mạnh hơn, năng động hơn và ổn định hơn về mặt cảm xúc. Đối với người lớn, những cái ôm cũng có thể làm giảm căng thẳng và làm dịu cảm xúc khó chịu.

9. Lắng nghe cẩn thận

img

Ảnh: Toyokeizai

Không có gì khiến trẻ cảm thấy bố mẹ quan tâm tới mình bằng việc chăm chú lắng nghe. Khi trẻ nói chuyện với bố mẹ, những gì bạn cần làm là cố gắng lắng nghe chúng nói. Hãy kiên nhẫn, đừng ngắt lời hay vội vàng giúp trẻ diễn đạt, hoặc yêu cầu trẻ nói nhanh lên... Đó là thời gian tốt nhất để lắng nghe là sau khi trẻ đi học về hoặc trước lúc ngủ.

10. Từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo

Tất cả chúng ta đều mong muốn con mình giỏi giang, nên đôi khi ép buộc chúng phải sửa cái này chỉnh cái kia theo đúng ý của bố mẹ. Bố mẹ cho rằng như thế là tốt cho rẻ, nhưng thực tế lại phản tác dụng. Nếu mọi thứ đều đòi hỏi sự hoàn hảo, điều này sẽ làm suy yếu sự tự tin và can đảm của trẻ, khiến chúng sợ hãi cảm giác bị mắc lỗi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.