Thành phố Hồ Chí Minh cần nhiều mảng xanh trên các tuyến đường. Ảnh: CTV |
Tại hội thảo, ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, TP.HCM có nhiều công trình giao thông, kiến trúc hiện đại được xây dựng, nhiều dự án đầu tư phát triển đô thị đã được hình thành. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được quan tâm, đầu tư nâng cấp và từng bước hiện đại hơn. Cụ thể là sự hồi sinh của các con kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hũ - Bến Nghé - Lò Gốm. Hay việc hình thành của các tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa và kênh trên tuyến phố đi bộ làm cho bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại.
Tuy nhiên, ông Phạm Hồng Hà cũng cho rằng TP đang đối mặt với nhiều thách thức như mất kiểm soát tăng trưởng dân số, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế. Vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sụt lún đất gây hiệu ứng ngập úng xâm nhập mặn. Bởi vậy vần đề chỉnh trang phát triển đô thị TP.HCM cần được nhìn nhận với tư duy mới, có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và cộng đồng, người dân. Đồng thời, phải có lộ trình thực hiện rõ ràng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành để đảm bảo sự đồng bộ thống nhất về chủ trương chính sách, tổ chức triển khai thực hiện.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay, chủ đề hội thảo hôm nay là một trong bảy nhiệm vụ trọng tâm blởi TP đang phấn đấu đến năm 2020 sẽ di dời và tổ chức lại cuộc sống cho 20.000 người đang sống ven và trên kênh rạch. Bên cạnh đó, TP sẽ cải tạo và xây mới ít nhất 50% số chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp được xây dựng trước năm 1975.
Ngoài các giải pháp về kẹt xe, khơi tạo dòng chảy, quy hoạch…TS Huỳnh Thế Du cho rằng TP.HCM cần giữ lại bằng được vành đai xanh kết hợp với các làng đại học, các trung tâm nghiên cứu ở ngoại vi và hạ tầng nông thôn đô thị hiện đại. Điều này làm cơ sở cho việc nâng cao năng lực khoa học công nghệ, giáo dục và tạo dựng cảnh quan của một TP đáng sống.
Bến Nhà Rồng TP.HCM |
Nhiều chuyên gia đồng tình với “công trình xanh – kiến trúc xanh” là một trong những giải pháp để thích ứng với việc biến đổi khí hậu và giảm thiểu khí thải nhà kính. Điều này cũng góp phần giải quyết đáng kể các vấn đề liên quan đến môi trường sống người dân trong khu vực đó. Trên thế giới đã có 30 nước có hệ thống đánh giá công trình xanh như USGBC (Mỹ), Bream (Anh). DGNB (Đức). HQE (Pháp, BCA Green Mark (Singapore), Lotus (Việt Nam). Tại Việt Nam cũng đã có 3 hệ thống công trình xanh đã được đưa vào sử dụng như Leed (Mỹ), Lotus (Việt Nam) và BCA Green Mark (Singapore).
Tại hội thảo bà Melissa Merry Wheather, giám đốc Công ty Green Consult - Asia cho hay, chứng chỉ Leed của Mỹ được công nhận toàn cầu về công trình xanh, nhờ sự thẩm định kỹ càng các dự án từ khâu thiết kế kiến trúc, xây dựng, vận hành… Hay đến hiệu quả tiết kiệm điện năng, hiệu quả thoát nước, và giảm khí thải CO2. Và các doanh nghiệp xây dựng làm theo tiêu chuẩn Leed hay Lotus cũng là góp phần vào sự phát triển, chỉnh tranh đô thị của TP...
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận