Xã hội

Covid-19 ngày 15/3: Cả nước thêm 175.480 F0, 68 ca tử vong trong ngày

15/03/2022, 18:00

Covid-19 hôm nay ngày 15/3: Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 175.480 ca nhiễm mới, 68 ca tử vong trong ngày.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 14/3 đến 16h ngày 15/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 175.480 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 175.468 ca ghi nhận trong nước (tăng 14.221 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 128.256 ca trong cộng đồng).

img

Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 175.480 ca nhiễm mới, 68 ca tử vong trong ngày.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (26.708), Nghệ An (10.752), Phú Thọ (9.062), Hải Dương (5.464), Bắc Ninh (5.007), Thái Nguyên (4.920), Hưng Yên (4.906), Hòa Bình (4.846), Sơn La (4.827), Lạng Sơn (4.584), Cà Mau (4.476), Lào Cai (4.238), Hà Giang (4.025), Tuyên Quang (3.987), Đắk Lắk (3.980), Điện Biên (3.296), Bình Dương (3.294), Cao Bằng (3.056), Quảng Bình (3.024), Bắc Giang (2.997), Thái Bình (2.994), Vĩnh Phúc (2.993), Quảng Ninh (2.992), Gia Lai (2.872), Yên Bái (2.827), Nam Định (2.805), Lai Châu (2.593), Bình Định (2.567), Lâm Đồng (2.398), Hà Nam (2.391), Ninh Bình (2.316), TP. Hồ Chí Minh (2.246), Quảng Trị (2.246), Tây Ninh (2.074), Hải Phòng (2.032), Bắc Kạn (1.950), Bình Phước (1.871), Khánh Hòa (1.725), Đắk Nông (1.627), Vĩnh Long (1.313), Đà Nẵng (1.277), Phú Yên (1.254), Bến Tre (1.072), Thanh Hóa (1.064), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.048), Hà Tĩnh (986), Trà Vinh (983), Quảng Ngãi (907), Bình Thuận (824), Quảng Nam (334), Bạc Liêu (244), Thừa Thiên Huế (228), Cần Thơ (195), Long An (169), Kiên Giang (137), An Giang (120), Đồng Tháp (68), Kon Tum (67), Đồng Nai (66), Sóc Trăng (65), Ninh Thuận (41), Hậu Giang (22), Tiền Giang (16). - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-3.125), Bắc Ninh (-2.464), Bến Tre (-1.019).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (+4.025), Gia Lai (+2.872), Phú Thọ (+2.065).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 166.671 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.552.918 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 66.309 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.545.284 ca, trong đó có 3.380.325 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (864.925), TP. Hồ Chí Minh (573.177), Bình Dương (344.034), Bắc Ninh (236.620), Nghệ An (237.313).

Số bệnh được công bố khỏi bệnh trong ngày: 111.164 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.383.142 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.269 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.358 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 455 ca; Thở máy không xâm lấn: 116 ca; Thở máy xâm lấn: 335 ca; ECMO: 5 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 13/3 đến 17h30 ngày 14/3 ghi nhận 68 ca tử vong tại: Tại TP.HCM (3) trong đó 1 ca từ Trà Vinh chuyển đến.

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (10), Quảng Ninh (8 ), Bình Định (6), Bắc Giang (4), Bạc Liêu (4), Bến Tre (3), Bình Dương (3), Bình Thuận (2), Cà Mau (2), Đà Nẵng (2), Gia Lai (2), Kiên Giang (2), Nam Định (2), Quảng Trị (2), Bình Phước (1), Điện Biên (1), Đồng Nai (1), Hậu Giang (1), Khánh Hòa (1), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1), Nghệ An (1), Ninh Bình (1), Tây Ninh (1), Thái Nguyên (1), Thanh Hóa (1), Tuyên Quang (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 41.545 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.477 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.978.996 mẫu tương đương 81.695.059 lượt người, tăng 201.550 mẫu so với ngày trước đó. Trong ngày 14/3 có 147.309 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 200.516.229 liều, trong đó: + Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.467.186 liều: Mũi 1 là 70.914.086 liều; Mũi 2 là 67.825.981 liều; Mũi 3 là 1.493.227 liều; Mũi bổ sung là 14.542.915 liều; Mũi nhắc lại là 28.690.977liều. + Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.049.043 liều: Mũi 1 là 8.750.408 liều; Mũi 2 là 8.298.635 liều.

Bình Dương tạm thời ngưng công bố số ca mắc mỗi ngày

Ngày 15/3, theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Dương, thống kê số liệu ca mắc COVID-19 trong 7 ngày qua trên địa bàn cho thấy có xu hướng tăng cao.

So với 7 ngày trước, ca mắc COVID-19 ở Bình Dương tăng hơn 80%. Tuy nhiên, hầu hết F0 đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

img

Bình Dương tập trung nâng cao chất lượng trong chăm sóc sức khỏe, giảm tỉ lệ F0 diễn biến nặng và tử vong.

Ngoài ra, Bình Dương cũng ghi nhận bình quân mỗi ngày 1 ca tử vong nhưng rơi vào các trường hợp người già, người có bệnh lý nền nặng và chưa tiêm vắc xin.

Theo ngành y tế Bình Dương, hiện số lượng ca mắc COVID-19 không đánh giá đúng tình hình thực tế, chỉ phù hợp để phân tích, đánh giá làm căn cứ để đưa ra các giải pháp phù hợp hơn. Do đó, Bình Dương tạm thời ngưng công bố số ca mắc mỗi ngày, thay vào đó tập trung vào việc nâng cao chất lượng trong chăm sóc sức khỏe, giảm tỉ lệ F0 diễn biến nặng và tử vong.

Đại diện Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho hay, ca mắc COVID-19 tăng cao trên địa bàn và để ứng phó phù hợp với thực tế, địa phương thay đổi chiến lược. Theo đó, ngành y tế phối hợp các địa phương chủ động nâng cao chất lượng điều trị COVID-19 ở các tầng kết hợp với chăm sóc F0 tại nhà, bảo đảm sẵn sàng đủ thuốc, oxy, vật tư chống dịch, vật tư xét nghiệm ở các tuyến.

Bên cạnh đó, trên tinh thần thích ứng, linh hoạt, sống chung an toàn với dịch bệnh COVID-19, ngành chức năng Bình Dương thực hiện quản lý chặt nhóm nguy cơ cao, tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê tất cả những người thuộc nhóm nguy cơ cao, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ cao, tình trạng bệnh nền đang được điều trị, tình trạng sức khỏe, nhu cầu hỗ trợ nhằm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng nặng.

TS.BS Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương nhìn nhận, người dân được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 có tác dụng rất lớn trong việc giảm các biến chứng và nguy cơ tử vong.

Xác định vắc xin là “lá chắn” hiệu quả phù hợp trong điều kiện hiện nay, Bình Dương đẩy mạnh công tác tiêm chủng. Theo đó, địa phương này bố trí gần 300 điểm cố định và lưu động, triển khai tiêm cả ngày lẫn đêm với quyết tâm đến ngày 20/3 hoàn thành tiêm mũi 2 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi và mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên; đồng thời xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 - 11 tuổi.

Tính đến nay, Bình Dương đã tiêm được 2.475.134 liều mũi 1, 1.926.824 liều mũi 2 và 1.280.181 liều mũi 3.

4.230 ca bệnh nặng đang điều trị

Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 13/3 đến 16h ngày 14/3, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 161.262 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 161.247 ca ghi nhận trong nước (giảm 5.706 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 113.084 ca trong cộng đồng).

img

Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 15/3/2022. (Trong ảnh: Cấp thuốc cho F0 điều trị tại nhà - Ảnh: TTXVN)

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (29.833), Nghệ An (10.389), Bắc Ninh (7.471), Phú Thọ (6.997), Thái Nguyên (4.979), Hưng Yên (4.840), Hòa Bình (4.675), Hải Dương (4.324), Sơn La (4.169), Lạng Sơn (4.100), Lào Cai (3.897), Tuyên Quang (3.867); Đắk Lắk (3.644), Cà Mau (3.529), Quảng Ninh (2.988), Quảng Bình (2.986), Vĩnh Phúc (2.975), Thái Bình (2.951), Điện Biên (2.938), Bắc Giang (2.938), Yên Bái (2.769), Bình Định (2.755), Nam Định (2.722), Hà Nam (2.295), Ninh Bình (2.231), Lai Châu (2.217), Bình Phước (2.187), Cao Bằng (2.163); TP.HCM (2.159), Bến Tre (2.091), Lâm Đồng (1.949), Hải Phòng (1.886), Đắk Nông (1.836), Quảng Trị (1.786), Bình Dương (1.689), Bắc Kạn (1.341), Tây Ninh (1.290), Đà Nẵng (1.235), Khánh Hòa (1.158), Trà Vinh (1.074), Phú Yên (1.035), Thanh Hóa (940); Bà Rịa - Vũng Tàu (909), Hà Tĩnh (887), Vĩnh Long (824), Bình Thuận (622), Quảng Ngãi (589), Kon Tum (391), Quảng Nam (347), Thừa Thiên Huế (291), Bạc Liêu (285), Kiên Giang (132), Đồng Nai (128), An Giang (117), Long An (108), Cần Thơ (94), Ninh Thuận (75), Đồng Tháp (71), Hậu Giang (31), Sóc Trăng (30), Tiền Giang (18).

Nhiều tỉnh bổ sung ca nhiễm

Ngày 14/3, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 32.400 ca, Sở Y tế Thái Bình đăng ký bổ sung 30.000 ca, Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 25.112 ca và Sở Y tế Lào Cai đăng ký bổ sung 16.016 ca trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-3.925), Hà Giang (-1.911), Bình Dương (-1.162).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Thái Nguyên (+2.241), Bắc Ninh (+1.054), Hà Nội (+564).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 164.807 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.377.438 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 64.535 ca nhiễm).

Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay) ghi nhận 6.369.816 ca, trong đó có 3.269.161 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (838.217), TP.HCM (570.931), Bình Dương (340.740), Bắc Ninh (231.613), Nghệ An (226.561).

Trong ngày 14-3, có 108.407 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 3.271.978 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.230 ca.

Cả nước có 92 ca tử vong

Từ 17h30 ngày 13-3 đến 17h30 ngày 14-3, cả nước ghi nhận 92 ca tử vong, trong đó TP.HCM 3 ca (gồm 1 ca từ Vĩnh Long chuyển đến), Hà Nội (11), Quảng Ninh (7), Bến Tre (4), Hải Dương (4), Kiên Giang (4), Phú Thọ (4), Thanh Hóa (4 ca trong 2 ngày), Bắc Giang (3), Bạc Liêu (3), Cà Mau (3), Nam Định (3), Ninh Bình (3), Bắc Kạn (2), Đồng Nai (2), Hà Nam (2);

Khánh Hòa (2), Lạng Sơn (2), Quảng Bình (2), Quảng Trị (2), Sóc Trăng (2), Thái Nguyên (2), Trà Vinh (2), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bắc Ninh (1), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Đà Nẵng (1), Điện Biên (1), Gia Lai (1), Hà Tĩnh (1), Hải Phòng (1), Hậu Giang (1), Hòa Bình (1), Quảng Ngãi (1), Tây Ninh (1), Tuyên Quang (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 84 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.477 ca, chiếm tỉ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.

Trong ngày 13-3, có 189.673 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 200.368.920 liều.

img

Bộ Y tế nói rõ F0 không được ra khỏi nhà

Bộ Y tế nói rõ F0 không được ra khỏi nhà

Ngày 14/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định 604/QĐ-BYT về việc ban hành "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19".

Tại mục 5.4 về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm có nêu rõ: Người mắc COVID-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người mắc COVID-19 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau:

"Người mắc COVID-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác"

Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý tại Hướng dẫn mới của Bộ Y tế. Tuy nhiên nội dung này gây ra nhiều cách hiểu khác nhau.

Trước việc dư luận có nhiều cách hiểu này, tối ngày 14/3, Tổ biên tập hướng dẫn đã điều chỉnh lại một số điểm tại Quyết định 604/QĐ-BYT cho rõ, tránh hiểu nhầm:

Hướng dẫn mới nhất này của Bộ Y tế thay thế Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế: số 261 ngày 31/01/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà và số 528 ngày 03/03/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19.

Hướng dẫn mới nhất này quy định các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm đối với F0 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 như: Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với F0; Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa...) tại khu vực này.

Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hàng ngày và khi dây bẩn; Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.

Về chế độ ăn uống, sinh hoạt: Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả... Không bỏ bữa. Người bệnh ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.

Nên nghỉ ngơi. Đối với người lớn nên vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe), tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày, suy nghĩ tích cực và duy trì tâm lý thoải mái.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.