Lễ hội ẩm thực trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023 với sự tham gia của hơn 50 gian hàng ẩm thực là các nghệ nhân, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng ẩm thực trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng tham gia nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy vị trí, vai trò ẩm thực Huế nói chung và nghề Bún nói riêng.
Lễ hội ẩm thực với chủ đề “Tinh hoa nghề Bún” được tổ chức tại Công viên Thương Bạc, TP Huế từ ngày 29/4 - 2/5 (Ảnh: Hoàng Lê)
“Lễ hội ẩm thực là dịp tôn vinh các nghệ nhân ẩm thực, quảng bá những giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của Huế, đặc biệt là nghề Bún”, Ban Tổ chức cho hay.
Lễ hội ẩm thực với chủ đề “Tinh hoa nghề Bún” được tổ chức tại Công viên Thương Bạc từ ngày 29/4 - 2/5.
Tại không gian lễ hội này, ngoài bún còn có những món ẩm thực dân gian nổi tiếng của người dân ở các địa phương trong và ngoài tỉnh hội tụ về để phục vụ người dân, du khách trong và ngoài nước.
Đáng chú ý, theo Ban Tổ chức, bên cạnh các hoạt động giao lưu, thưởng thức ẩm thực với thực đơn đặc sắc và đa dạng, trong khuôn khổ lễ hội ẩm thực với chủ đề “Tinh hoa nghề Bún” còn có hội thi “Không gian Ẩm thực trong vườn Huế”.
Đặc biệt, cũng tại không gian lễ hội này, Ban Tổ chức sẽ thực hiện việc xác lập Kỷ lục Việt Nam “Bún xào thập cẩm Kiểu Huế 1.000 dĩa phục vụ 1.000 người ăn một lần tại chỗ”.
Khu vực diễn ra khai mạc Lễ hội ẩm thực “Tinh hoa nghề Bún” tối 29/4 nhìn từ trên cao (Ảnh: Hoàng Lê)
Festival Nghề truyền thống Huế 2023 gồm 21 nhóm nghề như: Dệt, mộc mỹ nghệ, điêu khắc, chạm khảm, sơn mài, kim hoàn, mây tre đan, tre mỹ nghệ, nón lá, hương trầm, gốm sứ, đúc đồng, rèn...
Chương trình năm nay thu hút sự tham gia của 69 làng nghề, cơ sở nghề và trên 350 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, bàn tay vàng đến từ các làng nghề nổi tiếng trong cả nước như: Hòa Bình, Hà Nội, Thái Bình, Ninh Thuận, Quảng Nam, Nghệ An, TP.HCM và Thừa Thiên - Huế.
Festival Nghề truyền thống Huế năm nay còn có sự tham gia của hơn 37 nghệ nhân các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng đến từ 6 thành phố có quan hệ kết nghĩa, hợp tác với Huế như: Takayama, Shizuoka, Saijo, Sasayama (Nhật Bản), Gongju, Namyangju (Hàn Quốc) và 1 Hiệp hội nghề truyền thống Hàn Quốc.
Đáng chú ý, ngoài các chương trình “đinh” như: Lễ khai mạc và bế mạc, lễ hội ẩm thực, lễ tế Tổ bách nghệ và lễ rước tôn vinh nghề - nghi lễ tri ân và tôn vinh các giá trị nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Festival lần này còn có nhiều chương trình nghệ thuật mới, lần đầu tiên được tổ chức như: “Tri ân dòng Hương”, lễ hội quảng diễn đường phố, giao lưu văn hóa - nghệ thuật, kết nghĩa, chương trình nghệ thuật “Giai điệu trẻ”...
Ban Tổ chức thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc lễ hội ẩm thực tối 29/4 (Ảnh: Hoàng Lê)
Đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức các món ăn tại không gian lễ hội ẩm thực (Ảnh: Hoàng Lê)
Sản phẩm của một trong những làng bún nổi tiếng ở Huế (Ảnh: Hoàng Lê)
Những tô bún Huế không thể thiếu các gia vị đặc trưng như hành lá, ớt... (Ảnh: Hoàng Lê)
Một trong những nghệ nhân tại không gian ẩm thực "Tinh hoa nghề Bún" (Ảnh: Hoàng Lê)
Những tô bún thịt nướng cùng rau sống đặc trưng xứ Huế (Ảnh: Hoàng Lê)
Bún Huế có sợi nhỏ. Ngoài bún bò, bún thịt nướng, một trong những món bún nổi tiếng khác ở Huế là bún hến (Ảnh: Hoàng Lê)
Ngoài các món bún, tại không gian lễ hội còn có những món ẩm thực dân gian nổi tiếng của người dân ở các địa phương trong và ngoài tỉnh hội tụ về để phục vụ thực khách (Ảnh: Hoàng Lê)
Bánh ép (Ảnh: Hoàng Lê)
Những khay chả nướng (Ảnh: Hoàng Lê)
...Những xâu thịt đang nướng rất bắt mắt (Ảnh: Hoàng Lê)
...Hay những món chè của các nghệ nhân xứ Huế (Ảnh: Hoàng Lê)
Không gian lễ hội ẩm thực tại công viên Thương Bạc nhìn vào phía Đại Nội Huế (Ảnh: Hoàng Lê)
Một góc không gian ẩm thực nhìn lên phía cầu Trường Tiền (Ảnh: Hoàng Lê)
...Và nhìn ra phía cầu Phú Xuân, Kỳ Đài Huế từ trên cao (Ảnh: Hoàng Lê)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận