Sán xơ mít dài hơn 5m được lấy ra từ trong bụng bà H |
Trước đó, ngày 6/4, BV Đa khoa Vĩnh Đức (Quảng Nam) tiếp nhận bệnh nhân H.T.H. (82 tuổi, trú tại xã Điện Phương, TX Điện Bàn) trong trường hợp đau, khó chịu vùng bụng. Qua kiểm tra và xét nghiệm phân, bà H bị nhiễm sán xơ mít.
Ngay sau đó, bà H được đưa vào Khoa Đông y để uống thuốc xổ. Đến trưa ngày 7/4, bà H. đã đi ngoài ra một con sán xơ mít dài hơn 5 mét. Đầu sán xơ mít đã được cắt bỏ để đưa đi làm xét nghiệm.
Sán xơ mít (tên khoa học: Taenia) là một chi sán ký sinh. Chúng được gọi sán dây hay sán xơ mít vì hình dạng giống xơ của trái mít, cơ thể của chúng chia thành nhiều đốt nhỏ. Trong y học cổ truyền loài ký sinh này còn được gọi là bạch thốn trùng hay bách thốn trùng.
Sán sơ mít. Ảnh: Wiki |
Người nhiễm loài sán này chủ yếu do ăn đồ tái, sống từ đó ấu trùng sán thâm nhập và ký sinh trong đường ruột người bệnh. Người mắc sán xơ mít thường hay đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cơ thể sút cân, gây thiếu máu, tắc đường ruột, suy nhược cơ thể. Nếu để lâu, sán ký sinh lên não có thể gây ra tổn thương cho cơ quan này.
Cách điều trị sán xơ mít
Theo Khoa Đông y – BV Đa khoa Vinh Đức, xổ sán xơ mít với thuốc tây thường không hiệu quả vì đa phần không xổ được đầu sán. Trong khi đó, một liều thuốc được chế biến từ trái cau, sán xơ mít ra cả con, hiệu quả trên 90% mà bệnh nhân không bị phản ứng phụ nào.
Xem thêm clip những dấu hiệu nhận biết bệnh dịch MERS-CoV:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận