Đường bộ

Làm rõ việc cùng dự án cao tốc, cùng vướng mắc nhưng nơi làm nhanh nơi chậm

09/09/2023, 19:11

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, chung một dự án, cùng vướng mắc như nhau nhưng tại sao Bà Rịa - Vũng Tàu lại làm nhanh còn Đồng Nai lại làm chậm như thế? Địa phương phải xem lại các yếu tố chủ quan để tháo gỡ và tăng tốc các hạng mục.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tăng vốn hơn 3.600 tỷ đồng

Chiều 9/9, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành); dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 và việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh này.

Lý do cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị đội vốn hơn 3.600 tỷ - Ảnh 1.

Mở đầu buổi làm việc, ông Vũ Hồng Thanh thông báo sẽ làm việc với địa phương và các đơn vị liên quan về bốn nội dung chính.

Báo cáo trước đoàn công tác, đại diện Bộ Giao thông vận tải cho biết, đến cuối tháng 8/2023 có 120/452ha đất (đạt gần 27%) đã được các địa phương bàn giao để triển khai dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Thực tế, mặt bằng dự án thành phần 1, 2 của dự án đoạn qua Đồng Nai bàn giao chậm, không đảm bảo triển khai thi công (dự án thành phần 1 chưa bàn giao mặt bằng, dự án thành phần 2 mới bàn giao được khoảng 6%). 

Toàn dự án có 6 khu tái định cư, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu có hai khu. Tuy nhiên, trong đó nhiều khu tái định cư chưa khởi động, còn khu tái định cư Long Đức (Đồng Nai) dù triển khai đã lâu nhưng vẫn ngổn ngang.

Bộ Giao thông vận tải cho rằng, vướng mặt bằng là do công tác kiểm đếm chậm, đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng chưa được phê duyệt, vướng thủ tục điều chỉnh quy hoạch đất an ninh quốc phòng, thủ tục thu hồi đất của Tổng công ty Cao su Đồng Nai. 

Mới đây, các địa phương đã báo cáo chi phí giải phóng mặt bằng của các dự án thành phần thuộc cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến tăng khoảng 3.674 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Dẫn đến tổng mức đầu tư dự án tăng hơn 3.665 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 59/2022 ngày 16/6/2022.

Trước thực trạng trên, Bộ Giao thông vận tải đề nghị tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện kiểm kê, khảo sát, lập giá đất, phê duyệt phương án bồi thường để sớm chi trả, bàn giao mặt bằng cho dự án.

Lý do cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị đội vốn hơn 3.600 tỷ - Ảnh 4.

Các đơn vị tăng tốc giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai.

Bên cạnh đó nhanh chóng tổng hợp phần chi phí tăng thêm so với chủ trương đầu tư dự án để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Lý do cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị đội vốn hơn 3.600 tỷ - Ảnh 5.

Một góc khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn.

Còn về tiến độ triển khai dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành, theo UBND tỉnh Đồng Nai, đến nay địa phương đã xét duyệt tái định cư cho 4.271 hộ dân, còn 318 hộ đang được UBND huyện Long Thành tiếp tục xét duyệt và dự kiến xong trong tháng 9/2023.

UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã bàn giao toàn bộ mặt bằng giai đoạn 1 cho Cảng vụ hàng không Miền Nam và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. 

Lý do cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị đội vốn hơn 3.600 tỷ - Ảnh 6.

Đoàn công tác kiểm tra tiến độ dự án sân bay Long Thành.

UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành từ 22.938 tỷ đồng còn 19.207,504 tỷ đồng.

Địa phương xin bố trí tái định cư các hộ dân thuộc tuyến đường giao thông kết nối T1, T2 vào khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn.

Đồng thời, xin gia hạn thời gian thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành đến hết năm 2024.

Đội vốn là do giải phóng mặt bằng chậm

Về vấn đề các địa phương báo cáo dự kiến bị đội vốn tại dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết, ban đầu đơn vị tư vấn xác định giá đền bù, giải phóng mặt bằng như tổng mức đầu tư được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, thực tế đến khi địa phương phê duyệt được đơn giá đền bù (giá đất thay đổi theo từng giai đoạn) thì chi phí bồi thường bị tăng lên.

Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu bị đội vốn 990 tỷ đồng, còn Đồng Nai bị đội vốn hơn 2.600 tỷ.

Bà Rịa - Vũng Tàu đang tạm ứng vốn ngân sách tỉnh để thực hiện chi trả giải phóng mặt bằng và thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư (thuộc thẩm quyền phê duyệt của Quốc hội).

"Chậm phê duyệt đơn giá đền bù khiến vốn tăng lên nên từng địa phương phải tăng tốc, làm nhanh hơn nữa công tác này", ông Tuấn nhấn mạnh.

Lý do cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị đội vốn hơn 3.600 tỷ - Ảnh 8.

Đơn vị chức năng mới cắt một phần cây cao su tại khu vực phục vụ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Phát biểu kết luận, ông Vũ Hồng Thanh nói rằng tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai quá chậm, trong khi Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt khoảng 77,6%.

"Chung một dự án, cùng vướng mắc như nhau nhưng tại sao Bà Rịa - Vũng Tàu lại làm nhanh còn Đồng Nai lại làm chậm như thế? Địa phương phải xem lại các yếu tố chủ quan để tháo gỡ và tăng tốc các hạng mục. Phải đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ các dự án", ông Thanh nói.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai nói rằng so với các địa phương lân cận, công tác giải phóng mặt bằng của Đồng Nai chậm. Do đó, lãnh đạo tỉnh sẽ tăng cường chỉ đạo các đơn vị tăng tốc trong giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ các dự án.

Tái định cư cho cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu còn ngổn ngangTái định cư cho cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu còn ngổn ngang

Đó là thực tế ở một số dự án lớn tại Đồng Nai mà đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội ghi nhận trong buổi thị sát sáng 9/9.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.