• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Thời sự Quốc tế

Nga sẽ tăng gấp đôi vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa năm 2023

Nga sẽ tăng gấp đôi số vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa lên 8 vụ vào năm 2023, so với 4 vụ năm 2022.

Ngày 16/12, chia sẻ với tờ báo chuyên về quân sự Krasnaya Zvezda, ông Sergei Karakayev - Chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, cho biết 8 vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa trong năm 2023 của Nga sẽ được lên kế hoạch thực hiện từ 2 địa điểm phóng, 1 điểm gần thành phố Murmansk ở miền bắc, điểm còn lại gần thành phố Volgograd ở miền nam nước Nga.

Ngoài ra, trao đổi với hãng tin Tass, ông Karakayev cho biết Nga đã thực hiện 4 vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa trong năm nay với kết quả thử nghiệm cho thấy hệ thống tên lửa của Moscow có độ tin cậy cao.

Ông Karakayev đặc biệt viện dẫn vụ thử nghiệm đầu tiên tên lửa Sarmat có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào tháng 4 từ Plesetsk, miền bắc nước Nga. Trong vụ thử nghiệm, tên lửa đã đánh trúng mục tiêu trên bán đảo Kamchatka cách đó 6.000km.

Hình ảnh vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat của Nga. Ảnh - Reuters

Nga đã phát triển tên lửa Sarmat trong nhiều năm nhưng vụ thử tên lửa vào tháng 4 diễn ra trong thời điểm căng thẳng quốc tế gia tăng sau khi Moscow mở chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2. Vào thời điểm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết không loại tên lửa nào khác có thể so sánh với Sarmat, khẳng định loại vũ khí này sẽ “tăng cường năng lực tác chiến của các lực lượng vũ trang của Nga”.

Chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược của Nga cũng cho rằng tên lửa Sarmat sẽ đóng vai trò nền tảng trong các loại tên lửa phóng từ silo của Nga. “Trong tình hình hiện nay, việc tạo ra hệ thống tên lửa như vậy sẽ củng cố an ninh chiến lược của Nga”, ông Karakayev nói.

Theo hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) có hiệu lực từ năm 2011, cả Nga và Mỹ phải tuân theo điều khoản giới hạn mỗi bên sở hữu không quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.